chi tiết Thông tin
Các giải pháp ngừa bệnh tổng hơp
Ngừa bệnh tiêu: nếu hiệu quả quyết định đến 90% thành công để canh tác tiêu: Các giải pháp phòng ngừa chủ động hiệu quả, giảm tối đa mức thiệt hại

 TỔNG HỢP CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH HIỆU QUẢ CHO CÂY TIÊU

Đây là các biện pháp canh tác tổng hợp, kết hợp hiệu quả nhất đang được nông dân trồng tiêu các tỉnh áp dụng mang lại thành công và đạt kết quả tốt: Tiêu cho năng suất cao - ít bị chết - ổn định lâu dài.

I/ Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma (áp dụng Cơ chế đối kháng sinh học): Khi nấm đối kháng Trichoderma phát triển mật độ cao nó sẽ tiêu diệt, tranh dành thức ăn, môi trường sống, chất hoạt hóa sinh học của nấm gây bệnh trên thân-rể tiêu, làm cho nấm gây hại sẽ bị chết hoặc không còn đủ điều kiện để gây hại cho tiêu. Sử dụng biện pháp này hiệu quả, tiết kiệm chi phí hơn, bền hơn dùng thuốc hóa học ( Thuốc BVTV chỉ có tác dụng 7-15 ngày sau phun). Sử dụng ngay khi mưa đều, 1-2 tháng/ lần trong mùa mưa, đầu và cuối mùa mưa dùng nhiều hơn (Xem phần Tác dụng, cách sử dụng HITECH TRICHODERMA).

II/ Sử dụng phân bón hợp lý có kết hợp với phân hữu cơ vi sinh chất lượng cao để vừa cung cấp đủ dinh dưởng giúp cây tiêu cho năng suất cao, vừa giúp tiêu chống chịu tốt, vừa cải tạo đất, các lưu ý sau:

1/ Không lạm dụng quá nhiều phân hóa học, loại phân này khi rải nhiều sẽ làm chai đất, cây Tiêu mất khả năng chống chịu dể bị nhiễm bệnh, chỉ sử dụng vừa đủ lượng: 30-100N+ 50-80P2O5+80-300K2O tùy theo năng suất thu hoạch và sức phát triển, ( Xem: Các loại phân hoá học không cần thiết, dể gây hại cho tiêu; giải pháp thay thế hiệu quả- Giảm rủi ro)

2/ Phải kết hợp với 50-70% lượng phân hữu cơ vi sinh có chất lượng cao: AGRI KHC BIOWAY  hoặc BIOWAY 5C,… (Khoảng 30-50% chi phí) hoặc sử dụng loại Hữu cơ vi sinh (có thể tự ủ: phân chuồng, phân rác,…) có kết hợp đủ NPK, khi có kết hợp với phân hữu cơ vi sinh lượng NPK nên giảm hơn 30-70% so với rải bình thường.

3/ Sử dụng phân hữu cơ vi sinh (Agri KHC, BIOWAY 5C)  ngoài kết hợp cung cấp, điều tiết dinh dưỡng hợp lý nó còn giúp: cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp (thấm thoát nước tốt), giúp vi sinh có lợi phát triển, hạn chế sự phát triển của Vi sinh-nấm gây hại cho tiêu, còn ngừa một số loại tuyến trùng.

4/ Trong thành phần phân Hữu cơ vi sinh chất lượng cao còn có hàm lượng cao chất hoạt hóa sinh học rất quan trọng như axit Humic, Axit Fulvic giúp cây phát triển ổn định cho năng xuất cao chống chịu tốt, nó còn giúp vi sinh vật có lợi phát triển mạnh để cải tạo đất khống chế nấm –vi sinh gây hại bảo vệ cây tiêu.

5/ Phân hữu cơ vi sinh ( Agri KHC BIOWAY, BIOWAY 5C: Thay thế các loại phân chứa nhiều N-P như Urea, DAP,..) chỉ thêm Kali có thể giúp cây tiêu phát triển bình thường cho năng suất ổn định lâu dài, tăng khả năng đề kháng ít bị nhiểm bệnh. (Xem Phần Đặc tính sản phẩm)

Sử dụng kết hợp với phân hữu cơ vi sinh là điều kiện bắt buộc để cây tiêu phát triển bền vững, cho năng suất cao, hạn chế dịch bệnh, hạn chế rủi ro do tiêu bị chết, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Không lạm dụng, dùng nhiều phân hóa học NPK (cả phân bón rể và phân xịt qua lá): làm cây tiêu phát triển mất cân đối, mất khả năng đề kháng dể bị nhiễm dịch bệnh, chết rất nhanh, gặp nhiều rủi ro.

 III/ Thoát nước – tưới nước hợp lý:

 Đất phải được cải tạo làm tơi xốp (Dùng phân hữu cơ vi sinh), không để đọng nước ở gốc tiêu quá lâu sau khi mưa. Khi khô hạn phải tưới ngay (cả khi trong mùa mưa) tránh để tiêu bị khô héo (làm giảm năng suất, mất sức đề kháng cho cây, dể bị nhiểm bệnh), không dùng vòi mạnh phun trực tiếp vào đất, tiện lợi nhất sử dụng dàn tưới tự động.

IV/ Chọn giống chống chịu – thích nghi tốt: Chỉ nên trồng các giống thích nghi - chống chịu tốt đang được trồng nhiều trong vùng, đã qua thời gian thích nghi, chọn lọc; có sức chống chịu tốt; cho năng suất khá cao.

V/  Khống chế cỏ dại kết hợp làm đất tơi xốp- thoát nước tốt, hạn chế làm tổn thương rể cây:

1.      Chỉ làm-dãy-nhổ cỏ vùng gần rể tiêu, để hạn chế cỏ cạnh tranh dinh dưỡng, hấp thụ hết phân bón với tiêu. Khi làm cỏ tránh không để xây sát, tổn thương thân rể tiêu (Tránh tạo ra vết thương nấm bệnh dể xâm nhập gây chết Tiêu). Không tập trung nhân lực, lạm dụng làm cỏ quá nhiều dể làm tổn thương thân rể tiêu, dể nhễm bệnh, và gây các tác hại khác.

2.      Sử dụng thân-cây-lá cỏ ủ-che gốc-đất để ngăn chặn sự rửa trôi, lưu truyền mầm bệnh từ đất lên thân tiêu; từ cây bệnh sang cây khỏe. Không được dọn đốt rác, cào sạch khu vực trồng tiêu.

3.      Kết hợp cỏ dại+ thân lá nọc tiêu+ rơm rác bổ xung thêm kết hợp tưới Trichoderma định kỳ để vừa che phủ bảo vệ gốc tiêu, vừa bổ xung chất mùn làm cho đất tơi xốp màu mở, thấm thoát nước tốt.

VI/ Sử dụng các Thuốc BVTV, hóa chất một cách hiệu quả và Kết hợp các biện pháp canh tác phù hợp hiệu quả khác: không sử dụng thuốc trừ nấm chung với Trichoderma. Sử dụng Phân hữu cơ vi sinh còn có tác dụng hạn chế phòng ngừa được tuyến trùng cho tiêu. Không lạm dụng thuốc BVTV, Tất cả thuốc hóa học chỉ có tác dụng bảo vệ cây tiêu tức thời đến 15 ngày (Tối đa sau sử dung) không thể bảo vệ được cây tiêu 365 ngày. Khi một cây tiêu có biểu hiện bệnh nặng phải cách li, xử lý, sát trùng đất bằng các loại hóa chất hợp lý, không để mầm bệnh rửa trôi, lây lan cả khu vườn. Không sử dụng phân bón qua lá, phân có chứa chất kích thích tăng trưởng bừa bãi.

(Ks Phạm Văn Tăng )

Thông tin liên quan

Copyright © 2013 Agri Hitech . All rights reserved. (Bản quyền của Agri HiTech JSC,)

Agri Hitech SJC  Mục tiêu:   Hiệu Quả Cho Nhà Nông: Thành Công Của AGRI HITECH

MST/ Tax Code: 0311331501;  Tell : 028 66 801 387 - Hotline: 0918 990 387- Fax: 028.22530543

Trụ sở /Office: 273; Đường III; KDC Khang Điền; P. Phước Long B; TP Thủ Đức ; Tp HCM 

Website: www.agrihitech.net - Email: agri.hitech.ltd@gmail.com

CN--Nm: Trảng Bom, Đồng Nai

Design by Ni Na Co., Ltd