chi tiết Thông tin
Qui trình phục hồi nhanh cây sầu riêng sau thu hoạch
Sau vụ cho trái cây SR sẽ bị suy kiệt, nhiễm bệnh mất sức, phải được phục hồi nhanh để tái tạo sức sản xuất cho trái vụ sau

 CÁCH PHỤC HỒI NHANH VƯỜN SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH:

Áp dụng qui trình phục hồi phải đạt:
1-Cải tạo được đất; 2- Phục hồi được rể; 3- Phục hồi thân lá cành;
4- Cây sạch bênh hoàn toàn và sung sức trước khi vào vụ mới (nếu không sạch bệnh trái dể bị lây lan gây hư, thối trái và đen múi sẽ kg bán được)
5- Hạn chế tối đa dùng hóa chất thuốc dưỡng phun tưới vào đất dể gây chai đât+hư rể;
Cách làm từng bước như sau:
1- Phải tổng vệ sinh nhanh vườn dùng hổn hợp vi sinh đối kháng (trichoderma+Baccilus,...) phun xịt thân cành lá + đất cả cho khu vực hàng rào 2-3 lần; (không dung hóa chất diệt khuẩn gây ức chế cây, chai đât, khó phục hội rể+ cây chỉ dùng khi chuẩn bị làm hoa); Tránh làm dụng các thuốc hóa chất vệ sinh vườn sẽ gây ức chế mạnh cây khó làm cơi đi đọt để phục hồi; Khi phun diệt khuẩn sẽ tiêu diệt hết các vi sinh đối khác nên rất dể tái bùng phát gây dịch bênh khi hóa chất hết dư lượng;
2- Rải hữu cơ OM chất lượng (có vi sinh) 8-25 kg/ gốc tùy độ lớn và năng suất ( Phân nở AHT 72 OM 3 2 2) để cải tạo đất phục hồi rể nhanh, thay thế 20-40 % NPK , (3-4 kg 72OM 3-2-2 rải=1 kg NPK 16-16-8); nên rải 2 lần trước các cơi đọt mới 7-10 ngày (lần sau luợng rải 50-70% lần đầu), chọn OM trog đó có 4-6% CaO để đủ Canxi cho cây các giai đoạn;
3- Phun kích đọt tạo cơi mới AH LT (17-40-5+MgCaS+TE +Amino<..) AH Sh Cr humic;
4-Vùng cây khó bắt phân, đọt phát chậm nên rải mồi thêm 300-500g/ gốc NPK 25-25-5KS, 20-20-10KS,... (dạng Kali Sulfat tránh bị dư lượng Cl khi cho trái) phải tận dụng rải OM tối đa để khai thác kết lượng phân còn tồn từ vụ vừa khai thác xong để cải tạo đất và phục hồi rể nhanh tốt nhất; (giai đoạn phục hồi chỉ nên tập trung OM và mồi thêm NPK)
5- Ngay khi mũi giáo bung đọt thành lá non Phun Aphostyl (lân xanh -Phosphonats tạo kháng thể để ngừa bệnh)+ thuốc trừ rầy; (tương tự cho cơi đọt 2-3)
6- Để trị bệnh các cây bị xì mủ nặng: Phun lá (Aphostyl + Metalaxyl + Anvil)+ dùng Aphostyl quét-chích làm liên tục cách 5-7 ngày/ lần x 3-5 lần; đến khi khô miệng+ liền sẹo+ hình thành vỏ thân mới; chuyển qua phun ngừa như trên chung với thuốc trừ rầy; phun 2-3 lần khi lá già+lụa ngưng phun này để chuyển qua làm đợt đọt mới;
7- Khi cơi đọt già lá lụa nên phun lại dưỡng AH LT + Sh CR humic để tạo cơi đọt mới 2-3;
Lặp lại qui trình này khi đủ 3 cơi (vung chính vụ, còn vùng nghịch vụ phải đạt tối thieur 2 cơi);
8-KHi cơi cuối cùng đọt già lá lụa chuẩn bị làm bông: phun dìu lá = Kali Bo + Aphostyl + Anvil;
9-Chỉ Nên dùng hóa chất +gốc đồng phun tổng vệ sinh: phun cả thân cành lá cây (không phun vào đât) khi chuẩn bị làm bông-trái;
Đây là giải pháp tối ưu: Vừa cải tạo đât, phục hồi rể, phuc hồi nhanh cây, tránh hạn chế chế-can thiệp thuốc hóa chât vào đât gây chai và khó phục hồi rể;
Thông tin liên quan

Copyright © 2013 Agri Hitech . All rights reserved. (Bản quyền của Agri HiTech JSC,)

Agri Hitech SJC  Mục tiêu:   Hiệu Quả Cho Nhà Nông: Thành Công Của AGRI HITECH

MST/ Tax Code: 0311331501;  Tell : 028 66 801 387 - Hotline: 0974 000 387- Fax: 028.22530543

Trụ sở /Office: 273; Đường III; KDC Khang Điền; P. Phước Long B; TP Thủ Đức ; Tp HCM  

Website: www.agrihitech.net - Email: agri.hitech.ltd@gmail.com, GPSX Số: 363/GCN BVTV-PB

Chi Nhánh--NMSX-Đóng gói: Đường D2, Cụm CN Hố Nai 3, Trảng Bom, Đồng Nai

Design by Ni Na Co., Ltd