chi tiết Thông tin
Cách chống rụng nhanh hiệu quả kịp thời cho sầu riêng
Khi gặp các điều kiện bất lợi: mưa nhiều sau đợt nắng hạn, nắng nhiều sau mưa, đứng gió, sương nhiều, cây phát đọt: lập tức cuống trái tạo tầng rời, trái rụng;

 Các giải pháp chống rụng trái nhanh cho sầu riêng hiệu quả

*Từ sau xổ nhị đến trái được 45 ngày tuổi Khi gặp các điều kiện bất lợi: mưa nhiều sau đợt nắng hạn, hoặc nắng nhiều sau mưa, trời đứng gió, sương nhiều, cây phát đọt: lập tức cuống trái tạo tầng rời, trái rụng; khi vào giai đoạn (từ 45 ngày sau sổ nhụy khó bị rung hơn)

*Biểu hiện trước khi rụng 12-48h: cuống không tươi- non, hơi héo- úa, vỏ trái nhạt màu không tươi-không xanh-không mơn mởn

Để chống rụng nhanh-hiệu quả, Nên Sử dụng kết hợp xen kẻ từng ngày cả 3 cách:

1-Phun trái trực tiếp AH Sh Cr chống rụng 3-5 ngày/ lần, ưu tiên phun trước phun đến khi trái gần đủ kích cở trọng lượng 3-3.5 kg thì ngưng;

2- Phun lá đọt bằng AH Aphostyl KCĐ (đỏ) để Khống chế đột + chặng đọt + thui, phun lá đọt 1-2 đợt sau xổ nhị đến trái được 45 ngày; ngay khi thấy có biểu hiện phát đọt, dể di đọt;

hoặc Khi đọt phát triển ít hay cần làm lá già nhanh: Phun Kali Bo đậm đặc để kết hợp chuyển dinh dưỡng về nuôi trái

3-Rải gốc Kali Sulphat K2SO1-3 lần trong 45 ngày sau xổ nhị

Ba cách này xen kẻ cách nhau 1-2 ngày, sử dụng liều vừa phải 3-5 ngày/ lần/ cách,  tránh gây sốc- làm trái rụng trầm trọng hơn: (không  phun rải liều cao, không tính trừ hao, và tránh cách sử dụng tiêu cực: dể gây quá liều ngộ độc- dư thừa dể gây rụng nặng hơn)

1-Phun trực tiếp trái để chống rụng: giúp trái lớn nhanh, da xanh chắt cuống: 24 giờ sau xổ nhị

*Phun trực tiếp vào trái sau 24 giờ xổ nhị AH Sh CR Chống Rụng 1-2 đợt cách 4-5 ngày 2.5-3cc/lít,

*Các đợt sau đó phun trái kết hợp AH Sh CR Chống Rụng 3-4 cc/l với 2cc/l AH Aphostyl, cả chống rụng và ngừa bệnh, 4-7 ngày/ lần

*Và xen kẻ kết hợp AH Sh CR Chống Rụng 3-4 cc với 2.5g/l AH LT (trái lớn nhanh) 4-7 ngày/ lần để chống rụng giúp trái lớn nhanh;

AH Sh CR Chống Rụng AH LT (trái lớn nhanh) không phun vào lá đọt; (không phun các phân khác vào trái)

* Sau 2-3 lần phun riêng lẻ Chỉ Kết hợp được AH Sh CR Chống Rụng với các thuốc ngừa bệnh cho trái: AH Aphostyl,- Lân xanh Phosphonat Đậm đặc (Xen kẻ 2 đợt với Antracol, Hạn chế cộng sớm Metalaxine sẽ làm trái chậm lớn), phun kết hợp xen kẻ với 1 trong các loại ngừa bệnh này liều thấp khi phun trực tiếp cho trái;

*Phun trái AH Sh CR Chống Rụng trực tiếp giúp sửa cho trái tròn đều vỏ trái đẹp; khi được phun đủ các dưỡng chất các tế bào- mạch dẫn mới liên tục hình thành sẽ liên kêt chặt với thân cành (không tạo tầng rời ) chông rụng rất hiệu quả;

* Áp dụng cách phun trên sau 30-35 ngày xổ nhị cuống trái sẽ chăt, hình thành được mạch vỏ và mạch gổ vừa hết rụng vừa nuôi trái lớn nhanh;

*AH Sh CR Chống Rụng Để an toàn Không được  cộng thêm, hay phun thêm các loại phân- dưỡng chất chưa được kiểm chứng, loại chỉ chứa một vài chất, có thể gây thừa- sốc làm rụng trầm trọng thêm và làm cháy-nám vỏ trái; trái không được xanh; không đạt chất lượng cơm, trái chậm lớn ( Không công thêm Ca, Bo, Cu,....)

* Khi trái lớn nhanh và đủ trọng lượng đạt 3-3.5 kg. trái, nên tạm ngưng phun tráiAH Sh Cr chống rụng, trước thu hoạch 30-45 ngày nên chuyển qua Phun bằng Kali Bo đậm đăc để giúp vào cơm và đạt chất lượng: Cơm vàng+ Bột ngọt + Da xanh+Trái đẹp

2- Phun vào lá đọt để chặn đọt+ khống chế đọt+ thui đọt hoặc chỉ để làm lá đọt già nhanh: 2 trường hợp áp dụng riêng

 a/ Phun Chặn đọt + Không chế đọt+ Thui đọt: sử dụng AH Aphostyl KCĐ (đỏ)  loại chứa hàm lượng kali + Phụ gia chặn đọt:phun để ức chế đọt không phát triển+làm thui đọt- không ra đọt luôn; phun 1-2 lần, liều thấp phun 3 lần, nên phun ngay khi phát hiện đọt sẽ bung mạnh

Khống chế đọt- Chặn đọt, không cho đọt phát triển: Phun AH Aphostyl KCĐ (đỏ) hoặc AH Kali Bo Đậm đặc

*Khi cây phát đọt hay có biểu hiện phát đọt mạnh: xuất hiện mũi giáo nhiều nên phun AH Aphostyl KCĐ (đỏ): 1-2 lần

- 5-10% cành có mũi giáo nên phun  AH Aphostyl KcĐ liều thấp  2-2.5 cc/l = 400-500ml/ 200l nước;

- 10-30% cành có mũi giáo nên phun  AH Aphostyl KcĐ liều trung bình  3-4cc/l = 600-800ml/ 200l nước;

- Hơn 30% cành có mũi giáo nên phun  AH Aphostyl KcĐ liều cao  4-5cc/l = 800-1000ml/ 200l nước

* Khi 0-5% cành có mũi giáo- đọt chỉ nên phun  AH Kali Bo đậm đặc liều cao 10-12g/l = 2-2.5 kg/ 200l nước

- Nên Phun xen kẽ với AH Kali Bo đậm đặc liều cao phun lá định kỳ 4-7 ngày lần ( Kali BO đậm đặc: khống chế đọt - làm lá già nhanh); (không phun Aphostyl KcĐ)

* Ngưng phun AH Aphostyl KcĐ (đỏ) ngay khi cây hết biểu hiện phát đọt, không xuất hiện mũi giáo ở ngọn cành, nên chuyển qua chỉ phun lá = Kali Bo Đậm đặc để chuyển dinh dưỡng nuôi trái;

*AH Aphostyl KcĐ(đỏ): Còn có tác dụng chống rụng quan trọng là tạo nhựa+tạo mạch dẫn để chuyển dinh dưỡng nuôi trái, ngừa bệnh, ít phản ứng phụ hơn các loại khác (không phun úa liều, không phun quá 3 lần/ 45 ngày trái non)

b/ Phun cho lá già nhanh: Đọt non đã hình thành trước xổ nhị nhưng cần làm già nhanh  hay ngừa ra đọt non (cây Có biểu hiện ít ra đọt non ngay sau sổ nhụy (dưới 5% cành)chỉ cần phun liều cao phân bón lá AH Kali Bo đậm đặc (loại phân chứa hàm lượng kali cao hơn 44-48%): phun liều cao 2-3 kg/ 200l 4-5 ngày/lần đến khi lá có màu xanh đậm trên- lụa dưới; (ít nắng, mưa nhiều phun liều cao), kết hợp với  AH Aphostyl nên phun liều thấp hơn;

Lưu ý các loại phân phun qua lá ức chế đọt- làm đọt già nhanh phải có hàm lượng Kali cực cao (hơn 44-48%) kèm với các dẫn suất khác (dạng (NO3)- , (SO4)2-, (H2PO4)- để cây hấp thu K nhanh không gây sốc- tránh rụng lá, giúp cây chuyển hóa-vận chuyển nhanh chất dinh dưỡng về nuôi trái; (Tuyệt đối không phun lá loại KCl: kali đỏ, muối ớt, chứa Cl sẽ gây cháy- rụng lá, làm vỏ trái thành da luốc, cơm không vàng, sượng+ chảy nước)

Tránh Không lạm dụng chất ức chế đọt nhiều có thể làm trái nhỏ, cây bị suy yếu- nhiểm bệnh chết sau thu hoạch ( phun nhiều gây chính ép trái non phải bỏ vườn)

3- Rải vào rể để: cân bằng sự hấp thu dinh dưởng, để nuôi trái hiệu quả, Nên rải 0.8-2 kg/gốc Kali trắng – K2SO4 (50% K2O-18% S) kết hợp tưới đủ ẩm, 5-7 ngày /lần, rãi liên tục 2-3 lần; để K giúp khống chế cây giảm hấp thu N và P, K vận chuyển dưỡng chất nuôi trái nhanh hơn; cây ít phát đọt hơn;

Lưu ý: không rải một lần quá nhiều, gần gốc sẽ gây cháy rể -thối gốc, kali nhiều ức chế cây không hấp thu được các dưỡng chất nuôi trái,  sẽ rụng nhiều hơn, làm cây bị hư hại-suy kiệt sau mùa cho trái; Không rải Kali khi cây không có biểu hiện phát đọt ra lá non  và khi cây đã ra đủ lá non ngay khi có mắc cua trước xổ nhị;

Thời kỳ sau sổ nhụy+cho trái non: Sầu riêng rất nhạy cảm khi phun can thiệp quá liều, thiếu nước sẽ làm rụng trầm trọng hơn;

Tăng từ từ lượng nước tưới trước khi vào đợt mưa nhiều- mưa dầm; Nên phối hợp xen kẻ mỗi ngày 1 biện pháp chống rụng:  ngày phun trái , hôm sau nên phun khống chế đọt, 2 hôm sau nên rải Kali gốc; luôn tưới đủ nước khi vào thời kỳ chống rụng;

Trên đây là 3 cách kết hợp liên hoàn dưa trên ( >95%) nguyên lý dinh dưỡng để chống rung trái nhanh phù hợp: nên đạt nhiều lợi ích

1-Cung chấp đủ các dưỡng chất kịp thời  để nuôi trái ( khi phun trái AH Sh Cr chống rụng ),

2-Khống chế- chặn đọt để không cạnh tranh dưỡng chất với trái,(phun AH Aphostyl KCĐ chống rụng)

3-Tạo nhanh mạch gổ, mạch vỏ liên thông các mạch dẫn để cung cấp dưỡng chất đủ cho trái, chống tào tầng rời gây rụng trái; ( 2 cách trên)

4- Tăng hàm lượng Kali để giảm N- đạm để cây không phát đọt; dể dàng chuyển dưỡng chất về nuôi trái; ( cách 3)

Các kỹ thuật này liên hoàn tổng hợp và cùng  đạt nhiều lợi ích khác: 

1.Chống rụng nhanh hiệu quả,

2.Còn giúp cây tích lũy đủ đưỡng chất nuôi trái, trái lớn nhanh, để đạt Cơm vàng bột ngot, da xanh trái đẹp sau này;

3.Giúp giảm tối đa lương NPK rải cho rể  nên tránh gây hại rể tránh chai đất và hư cây,

4. Có các chất chống rụng lại giúp tăng khả năng phòng ngừa bệnh hiệu quả, tăng chống chịu cho cây, 

·       Các thời điểm sầu riêng dể rụng trái cần xử lý:

Ngay sau thụ phấn đến 45 ngày nhạy cảm-dể rụng nhất: phải tập trung thời gian mọi nguồn lực: thăm vườn- chăm sọc- chống rụng ; (sau 45 ngày vẫn rụng khi gặp điều kiện bất lợi); các điều kiện bất lợi gây rụng trái (được tổng hợp kinh nghiệm thực tế cả ở Miền Tây –ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Cao Nguyên):

a-     Sau đợt nắng hạn nhiều gặp trời mưa;

b-    Sau khi nắng liên tục gặp mưa nhiều;

c-     Cây Phát đọt mạnh sau mưa, phát đọt mạnh sau 3-4,5 tháng  khống chế đọt làm trái, nuôi hoa

d-    Sau đợt rải phân nhiều; mất cân đối không hấp thu hết trong mùa nắng để phục hồi cây, nuôi hoa; cây sẽ hấp thu mạnh N và P sau mưa;

e-     Thời tiêt oi bức; đứng gió;

f-      Sau các đêm sương nhiều; mưa dầm, ướt lá; lâu khô; nắng ít; không có gió.

g-     Tốc độ hình thành đọt nhiều- nhanh, phát đọt mạnh: phải xử lý cấp tốc: dùng 3 biện pháp kết hợp (cả phun chống rụng cho trái,- Phun Chặn đọt – rải gốc);

h-    Màu trái: nhạt, không tươi; hơi nhạt màu chuận bị có tầng rời, thiếu dưỡng chất nuôi trái ( nên Phun trái)

i-       Độ dai-bám dính cuốn trái thấp, cây rất dể rụng trái: do nhiểm bệnh ( mùa mưa: phun thuốc ngừa bệnh + chống rụng) côn trùng cắn, chích hút trái (mùa nắng bị nhẹn đỏ- rầy trắng: kiểm tra cả lúc sẩm tối),

j-       Phải kiểm tra liên tục hàng ngày (sáng và chiều mát), để xử lý ngay giúp chống rụng hiệu quả khi gặp các điều kiện trên;

·        Biểu hiện các nguyên nhân trước khi rụng:

1.     Cuống trái sẽ hình thành tầng rời dể rụng khi quá trình tổng hợp-chuyển hoá- trao đổi chất- bài tiết chất độc gặp trở ngại; bị thiếu dưỡng chất: do mưa nhiều, nắng ít, đứng gió, sương nhiều; lá ướt lâu khô, quang hợp- hô hấp không được: màu vỏ trái nhạt-úa không tươi, không xanh mướt

2.     Cuống trái bị trương nước khi mưa nhiều, nhiệt độ thấp không đủ nồng độ dinh dưỡng, giảm độ bám dính cuốn trái: màu vỏ trái nhạt-úa không tươi, không xanh mướt

3.     Dư thừa một số dưỡng chất nghiên về phát triển đọt: N, Acid amin (Amino Acid), P,…các chất này do rải nhiều cây không hấp thu được. Đầu mùa mưa nước mưa cung cấp: nhiều đạm, trong đất được khoáng hoá mạnh cung cấp nhiều dinh dưỡng cho rể, thời tiết dể kích thích hấp thu dinh dưỡng để cây ra đọt mạnh (Tất cả các loại cây khác cũng vậy). Khi cây bị dư các chất trên rất dể gây ra rụng trái. Khi đọt phát triển mạnh: sẽ hút toàn bộ chất dinh dưỡng lên đọt (Nguyên lý ưu thế ngọn của cây) trái nằm dưới cành không được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ hình thành tầng rời gây rụng.

4.     Thiếu nhiều các chất có nhiệm vụ nuôi trái chuyển hoá dinh dưỡng, tăng độ bám dính cuống trái: K (quan trọng nhất: vừa khống chế N, vừa hình thành chất mang đem các dưỡng chất khác nuôi trái), Bo, Ca, Mg, Mo, Co…(do cung cấp ít hoặc bị chất khác dư thừa ức chế cây không hấp thu được: không phun loại phân chỉ chứa 1-2 chất Dinh đưỡng sẽ gây ức chế – đối kháng không hấp thu các đưỡng chất khác )

5.     Thời tiết thay đổi quá đột ngột: từ nắng hạn nhiều sang mưa nhiều liên tục, Từ nóng bức sang lạnh đột ngột, làm cây hấp thu thiếu dưỡng chất, không quang hợp. Tổng hợp dưỡng chất nuôi trái không thích nghi kịp, bị dông gió, nhưng cuốn trái dòn nên dể rụng.

6.     Rể bị hư không kịp hồi phục do bị ngộ độc, đất chai khi rải phân hoá học liên tục-nhiều lần từ vụ trước, phun tưới pachlo nhiều, nhưng không có biện pháp xử lý ( Biểu hiện: rể đen, không có rể cám, không bắt phân sau rải, pH đất thấp <4, ngứa chân sau mưa nhiều).

Thực tế canh tác: Các điều kiện bất lợi dể rụng trái và các điều kiện thuận lợi chống rụng quả nên lưu ý và can thiệp hợp lý;

Các biện pháp chống rụng hiệu quả dựa trên nguyên tắt:

a-     Có giải pháp Chống rụng trái ngay (3 cách đã hướng dẫn trên) khi phát hiện có các dấu hiệu, biểu hiện : thời tiết, phát đọt, màu trái, màu cuống trái,…

b-    Áp dụng phòng ngừa rụng trái ngay cả trong giai đoạn nuôi hoa –mắt cua: không rải quá nhiều phân chứa N-P, rải cân đối loại NPK (chứa 100% Kali Sulphat) có bổ sung các chất khác: CaMg,S, Bo+TE trong cùng một sản phẩm

c-     Không nên tập trung sử dụng loại phân chỉ chứa một-hai loại đơn chất dinh dưởng, sẽ gây thừa và cả thiếu một số dưỡng chất khác (trong giai đoạn nuôi trái cây cần: 7 nhóm với nhiều loại dưỡng chất với hàm lượng khác nhau) nhất là khi chống rụng;

d-    Hạn chế tối đa sử dụng quá nhiều chất ức chế sinh trưởng , chỉ sử dụng khi phát đọt non quá mạnh, lạm dụng sẽ làm trái chậm lớn- màu trái không đẹp, cây bị suy kiệt sau vụ thu hoạch, khó phục hồi- dể chết cây; phun quá liều, dính trái sẽ làm trái chín ép, rụng sẽ bỏ vườn;

e-  &nbs

Thông tin liên quan

Copyright © 2013 Agri Hitech . All rights reserved. (Bản quyền của Agri HiTech JSC,)

Agri Hitech SJC  Mục tiêu:   Hiệu Quả Cho Nhà Nông: Thành Công Của AGRI HITECH

MST/ Tax Code: 0311331501;  Tell : 028 66 801 387 - Hotline: 0918 990 387- Fax: 028.22530543

Trụ sở /Office: 273; Đường III; KDC Khang Điền; P. Phước Long B; TP Thủ Đức ; Tp HCM 

Website: www.agrihitech.net - Email: agri.hitech.ltd@gmail.com

CN--Nm: Trảng Bom, Đồng Nai

Design by Ni Na Co., Ltd