chi tiết Thông tin
Các tác nhân gây chết tiêu
Tiêu trồng thường hay bị chết,dể bị chết không chỉ nguyên nhân chính từ nấm Phytopthora gây ra trực tiếp (bệnh chết nhanh) mà còn Chết do các biện pháp canh tác không đúng tạo điều kiện rễ- cây bị hư; tạo cơ hội cho mầm bệnh chết nhanh xâm nhập; cây bị ngộ độc: bao gồm các nguyên nhân:

 Các TÁC nhân LÀM tiêu HAY bị chết

 Biểu hiện tiêu bị ngộ độc vi lượng

Sau một thời gian dài kết hợp: thăm vườn; khảo sát; kiểm tra vườn; trao đổi; thu thập các thông tin ở vườn tiêu đang canh tác từ nhiều nơi: Long Khánh; Châu Đức; Đak Nông;  Đak Lak; Gia Lai chúng tôi đút kết được các kinh nghiệm quí giá thực tế để bà con tham khảo và phòng tránh:

Do cây tiêu có đặc tính rất mẫn cảm; mất cân đối, mất cân bằng giữa lá+ thân và bộ rễ ( phần mang chất xanh thân- lá chiếm tỉ lệ rất lớn so với phần rễ: cung cấp dinh dưởng và tạo kháng thể)

Nên Tiêu dể bị chết không  chỉ  nguyên nhân chính từ nấm Phytopthora  gây ra trực tiếp( bệnh chết nhanh) mà còn Chết do các biện pháp canh tác không đúng tạo điều kiện rễ- cây bị hư; tạo cơ hội cho mầm bệnh chết nhanh xâm nhập; cây bị ngộ độc: bao gồm các nguyên nhân:

A.   Bị ngộ độc hóa chất khi Tưới-sử dụng không đúng:

1-    Ngộ độc thuốc cỏ: xảy ra ờ những vườn không có nhân công làm cỏ; diện tích rộng; không có giải pháp làm cỏ khác chỉ chú tâm vào diệt cỏ bằng hóa chất;

a. Phun nhầm thuốc cỏ với thuốc bệnh trực tiếp trên cây tiêu: thường gặp do sự vô ý của công nhân và chủ vườn không phân biệt, không phân chia vị trí khác nhau giữa thuốc cỏ và loại thuốc khác;

b. Phun thuốc bệnh+ phân bón nhưng trong bình (phuy) còn dư lượng thuốc cỏ chưa được rửa sạch: sự cẩu thả-tách trách của cả nhân công và chủ vườn sau khi phun thuốc cỏ không rữa sạch dụng cụ. Tránh trương hợp này nên có bộ dụng cụ phun thuốc cỏ riêng; vị trí để thuốc cỏ riêng biệt, đọc kỹ nhãn thuốc trước khi pha;

c. Phun thuốc cỏ nhưng không che chắn, áp lực phun mạnh; không ngắt tia phun khi chuyển lối; chuyển vị trí phun; để tia thuốc diệt cỏ bám trên lá tiêu, Hiện nay trên thị trường  đã có bán dụng cụ che chắn – không cho tràn tia phun;

d. Phun thuốc cỏ lưu dẫn mạnh các tia thuốc mịn (5-10% dạng hơi nước) bay lên bám vào lá sẽ gây ngộ độc: chậm phát triển, phun nhiều lần tiêu có thể chết dần. Đây là biểu hiện thường gặp nhất;

Để khắc phục các vấn đề do thuốc cỏ gây ra cho cây tiêu giải pháp tốt nhất: hạn chế không phun thuốc cỏ; tập trung chăm sóc, giúp tiêu phủ trụ nhanh. Nếu cỏ phát triển nhanh nên nhổ phần sát gốc tiêu, phần xa gốc dùng máy phát 2-3 đợt/ năm. Sau khi lá cỏ úa mất màu xanh nên  dùng BIO TRICHODERMA hoặc HITECH TRICHODERMAR để phun đều cả trong ngoài gốc tiêu phần đất có xác cỏ (xác cỏ càng nhiều càng tốt), giúp mau hình thành phân; cung cấp phân hữu cơ vi sinh cho cây, làm đất tơi xốp, ngừa bệnh cho tiêu rất hiệu quả. Xác- lá cỏ hay cỏ sẽ che phủ mặt đất giúp duy trì ẩm độ tối ưu cho rễ tiêu phát triển để cây phát triển bình thường và giúp vi sinh có lợi hoạt động bảo vệ rễ tiêu. Các vươn đã rải phân vi sinh, phun- tưới vi sinh đối kháng ngừa bệnh (Bio Trichoderma hoặc HiTech Trichoderma) phải giữ cỏ- lá- xác cỏ để ẩm độ đất duy trì mất tối ưu giúp vi sinh đối kháng hoạt động và bảo vệ rễ tiêu.

Nhưng do nhận định sai của nhiều người: cỏ phát triển sẽ ăn hết phân- dinh dưỡng của tiêu, thêm vào đó khi cỏ phát triển thấy vườn không đẹp, đi vướng chân; nên nhanh chóng sử dụng thuốc cỏ phun mà không nghĩ đến tác hại của nó.

Do trong tự nhiên có qui luật tuần hoàn: ‘lấy của đất sẽ trả cho đất” nên khi cỏ phát triển nhiều các chủ vườn nên tận dụng để cải tạo làm xốp đất: cỏ lấy dinh dưỡng phát triển khi chết sẽ trả lại cho đất (trừ khi đem đi nơi khác hoặc đốt). Khi lượng rác –xác cỏ nhiều; cung cấp lượng chất hữu cơ dồi dào, qua đó tạo môi trường thuận lợi để vi sinh vật có lợi phát triển mạnh giúp cung cấp lại dinh dưỡng cho tiêu: vi sinh cố định đạm phát triển mạnh sẽ cung cấp đạm-N cho tiêu; vi sinh phân giải lân sẽ cung cấp lân cho cây. Các vi sinh có lợi ngoài cung cấp dinh dưỡng; cải tạo làm xốp đất còn tấn công các vi sinh gây hại: nấm Trichoderma (BIO/Hitech TRICHODER sẽ tấn công- xâm chiếm môi trường sống các loại nấm gây hại rễ tiêu (phòng ngừa hiệu quả bệnh chết nhanh): phytopthora, furasium, ….; các vi sinh có lợi còn tấn công tuyến trùng (phòng ngừa bệnh chết chậm) các dòng vi sinh phân giải lân: Baccillus, perseudomonas + Trichoderma đều tấn công ức chế mạnh tuyến trùng. Ngoài cung cấp dinh dưỡng, cải tạo đất, tấn công  mầm bệnh; vi sinh có lợi còn có tác dụng giúp tiêu phát triển nhanh qua việc cộng sinh trên rễ tiêu, hấp thu các axit hữu cơ do cây tiết ra (làm thức ăn) để phát triển giúp đất không bị chua phèn. Khi phát triển vi sinh có lợi còn tiết ra các chất kích thích sinh học tự nhiên: Auxin, cytokinine giúp rễ và cây phát triển mạnh;

Như vậy bỏ qua nhận định sai lầm (lấy hết dinh dưỡng, vướng chân, vừơn không đẹp) nên tận dụng tối  đa sự phát triển của cỏ để cung cấp phân hữu cơ vi sinh cho tiêu: 1-để cỏ phát triển nhiều;  2- phát cỏ (bên ngoài)+ nhổ cỏ (trong gốc tiêu) 3- Khi lá cỏ úa mất màu xanh phun các chế phẩm có Trichoderma phủ cả trong và ngoài gốc tiêu. Nếu tận dụng được như trên hàng năm giúp tiết kiệm 5-10 triệu/ha tiền phân bón và chi phí phun thuốc.

Lưu ý, qua theo dõi và điều tra nhiều nơi: vùng nào cỏ dại phát triển mạnh thi tiêu trồng trên vùng này phát triển rất nhanh, 1-2 năm sau trồng tiêu sẽ phủ trụ. Ngược lại khu vực nào cỏ dại phát triển ít hoặc không phát triển được tiêu trồng trên đất này cũng chậm lớn (3-4 năm chưa phủ trụ) và chăm sóc khó khăn, tốn kém hơn.

 

2-    Ngộ độc các nguyên tố vi lượng:

-         Do đặc tính cây trồng: chỉ hấp thu một lượng rất nhỏ các chất vi lượng (TE) để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng, phát triển và cho năng suất (do TE gồm các chất: Cu, Fe,Mn,Zn ,Bo, Co, Mo: là thành phần hoặc chất xúc tác để tạo nên các men sinh học chức năng trong cơ thể cây) nên khi rải nhiều sẽ bị ngộ độc, Hàm lượng đủ cung cấp cho cây: chỉ tính miligam trên 1kg phân tổng hợp NPK ( hoặc trong 1 tấn NPK hổn hơp để rải, hàm lượng TE phải có it hơn 0.5kg=500g một loại vi lượng nguyên chất Cu, Mn, Fe, Zn;….).

-         Nên khi phun nhiều bị thừa tiêu sẽ bị ngộ độc (như phun thuốc cỏ): nếu phun Sunphat đồng nguyên chất: 2-3g CuSO4/ lít nước; cây tiêu sẽ bị ngộ độc: rụng-vàng lá, rụng đốt; nặng (phun chông lối) sẽ chết rất nhanh. Tương tự các vi lượng khác cũng vậy khi sử dụng đơn chất rất dể gây ngộ độc cho tiêu. Đây là trường hợp thường gặp ở các nơi;

-         Để tránh gây ngộ độc nên sử dụng phân có chứa hỗn hợp nhiều chất (5-7 chất) kết hợp với NPK để tạo ra loại phân vừa cung cấp đầy đủ chất, vừa không gây ngộ độc cho cây. Hiệu quả nhất nên  dùng TE dạng phối hợp như loại TE đậm đặc HITECH có 11 chất: gồm N,Ca,S,Mg và 7 chất TE: Cu, Fe,Mn,Zn ,Bo, Co, Mo,  dùng 1kg TE đậm đặc HITECH trộn với 50kg NPK, hoặc trộn với 50kg hữu cơ khoáng rải gốc, hoặc pha 0.5-1 gam/lít (80-200g/200l nước), 100-200g /1000 m2 để phun hoặc tưới gốc). Hoặc dùng phân bón lá AGRI SH TVL; Kali Bo Đậm đặc thành phần cũng có đủ các vi lượng cần thiết cho cây;

3-    Ngộ độc rải nhiều NPK/lần:

-         Rải thừa đạm N: Đạm co rất nhiều trong phân vô cơ Urea (46%), SA 24%, và phân hữu cơ: phân cá ủ 5-10%. Khi rải nhiều; không kết hợp với phân khác; mất cân đối sẽ làm cây tiêu không hấp thu nhóm dinh dưỡng tạo đề kháng tăng bảo vệ cho cây: K, Ca, Bo;… làm cho cây phát triển nhanh thân lá nhưng giảm khả năng cho trái và giảm khả năng tạo kháng thể, nên cây giảm chống chịu được với điều kiện ngoại cảnh, bệnh dể xâm nhập tấn công gây chết tiêu;

-         Đạm còn có nhiều ở phân gà tươi, ủ chưa hoai, phân heo tươi, sẽ gây mất cân đối dinh dưởng nên hết sức chú ý khi cung cấp cho tiêu. Khi rải phân tươi, ủ chưa hoai, không có vi sinh có lợi mạnh đối kháng bảo vệ rễ tiêu,  thì các loại phân tươi này cung cấp nhiều protein giúp tuyến trùng hại rễ phát triển mạnh sau 1-2 năm rải và sẽ gây hại nặng: tiêu bị xoắn lá, lá nhỏ, giảm năng suất, chết chậm. Đây là trường hợp hay gặp cho vùng trồng tiêu gần các trại chăn nuôi, phân tươi nhiều, nhưng thiếu phương tiện và vi sinh xử lý.

4-    Ngộ độc các loại thuốc ngừa bệnh:

-         Các loại thuốc  ít gây ngộ độc cho tiêu có tác dụng tiếp xúc, hình thành lớp áo bên ngoài không thấm sâu, không lưu dẫn: Mancozeb, propineb (Antracol), Bordaux Bor- đô, Clorid Đồng: do các loại chất này không tác dụng, không can thiệp vào cấu trúc tế bào thành phần của cây tiêu.

-         Ngược lại các loại thuốc có tính lưu dẫn, nội hấp xâm nhập sâu (cả lá và rễ) đầu rất dể gây ngộ độc và dể làm tiêu chết, Trừ loại thuốc thành phần chủ yếu là dạng dưỡng chất sau khi cây hấp thu hình thành kháng thể để tấn công mầm bệnh, nên ít gây ngộ độc cho tiêu như: P & K dạng Phosphonat Potassium, Bo dang Botrax K,…;

-         Do các loại thuốc lưu dẫn thấm sâu, sau khi được cây tiêu hấp thu; nó trở thành các men sinh học ức chế tấn công mầm bệnh (làm mầm bệnh chết hoặc ngừng phát triển) các men này ngoài ức chế các loại nấm-vi khuẩn gây bệnh (không tấn công được virus), nó còn tác động vào các cơ quan khác của cây tiêu, hay tác dụng lên các men hổ trợ cây tiêu phát triển và cho năng suất (như các thuốc có gốc ….azol như: Terbuconazol; Hexaconazol-Anvil, propiconazol-Tilt đều có tác dụng ức chế sự hình thành các men hay hay ức chế hình thành chất kích thích sinh học Auxin- Giberallic-Cytokinin, làm cho tiêu ngừng phát triển.

-         Khi sử dụng quá liều thuốc nhóm Phosphonat Allumin (Phosphonat nhôm)  còn gọi Aphostyl (Alliet) Al-nhôm nhiều sẽ gây ngộ độc; nó khống chế không cho cây hấp thu các vi lượng khác làm tiêu chết rất nhanh hoặc mất khả năng quang hợp.

-         Các loại thuốc chứa Đồng-Cu khi hòa tan trong nước hình thành ion (tan hoàn toàn thành dung dịch trong suốt cây hấp thu nhanh: sunfat đồng, nano Đồng,…) đều có thể gây ngộ độc nặng cho tiêu (như phân tích ngộ độc vi lượng như trên),

-         Đây là lý do sau khi một số vườn sử dụng các loại thuốc đắt tiền, có tác dụng lưu dẫn mạnh và thấm sâu: vườn tiêu có biểu hiện bị bệnh nặng hơn, có khi bị chết nhanh hơn vườn không phun thuốc, có vườn phải một thời gian dài cây mới hồi phục khi hàm lượng chất gây độc ( hấp thu từ thuốc phun) giảm dần;

-         Đây là lý do khi canh tác tiêu áp dụng biện pháp ngừa bệnh hiệu quả hơn và ít tác dụng phụ hơn giải pháp trị bệnh (khi phát hiện bệnh nếu phun nhiều thuốc trị bệnh; tiêu có thể bị chết nhanh hơn không phun). Một phần do các nhà sản xuất khi đưa ra thị trường họ chỉ tập trung quảng bá các tính năng ưu việt của sản phẩm nhưng gần như tránh-không đã động đến mặt hạn chế-tác dụng phụ của loại thuốc đó (trừ các thông tin phải có do bắt buộc từ cơ quan quản lý)

-         Giải pháp hiệu quả vừa giúp tiêu phòng bệnh hiệu quả: chủ yếu dùng phân vi sinh AGRI KHC (phân bò ủ hoai, hữu cơ vi sinh-HCVS có vi sinh có lợi hoạt hóa mạnh,….) chỉ phối hợp với NPK khi cần thiết giúp cây có năng suất cao, trên đất quá nghèo dinh dường; đất canh tác lâu ngày. Tận dụng tối đa sự phát triển của vi sinh có lợi trong phân HCVS để tấn công khống chế nấm-vi khuẩn gây hại, kết hợp vi khuẩn có lợi cải tạo đất, tổng hợp phân bón, sản sinh các chất sinh học giúp rễ tiêu phát triển và hấp thu đầy đủ dinh dưỡng.

-         Giải pháp ngừa bệnh hiệu quả: phun định kỳ các loại thuốc hình thành lớp áo bảo vệ: đầu mùa mưa, chuẩn bị ra hoa- mới thụ phấn nên phun ngừa loại có chứa hoạt chất Propineb (Antracol) hoặc Mancozeb (không được tưới: tránh ngộ độc rễ, lâu phân hủy, ngăn hấp thu chất vi lượng khác) kết hợp loại lưu dẫn ngừa bệnh thông qua việc cung cấp các dưỡng chất để tiêu hình thành các kháng thể và chất kích kháng tự nhiên mạnh để tấn công mầm bệnh: loại có chứa Phosphonat K (Lân xanh Phosphonat Đậm đặc; Agri Fos,….). Giúp cây phát triển, cho năng suất bình thường, ít gây tác dụng phụ.

-         Hạn chế tối đa sử dụng các loại lưu dẫn dể gây ngộ độc, nhiều tác dụng phụ (như nêu trên).

-         Loại lưu dẫn hiệu quả, không gây ngộ độc ít phản ứng phụ, chi phí hợp lý là loại chứa các dưỡng chất, lưu dẫn mạnh 2 chiều ngay sau kh cây hấp thu sẽ hình thành kháng thể và kích kháng tự nhiên để tấn công mầm bệnh và tăng khả năng chống chu cho cây: là loại có hoạt chất Phosphonat K (khác hoàn toàn loại Phosphat K: MKP;DKP chỉ cung cấp K và P cho cây). Trên thị trường có nhiều thương hiệu để lựa chọn:

·        AGRI Fos (Sản xuất tại Úc: cung cấp P-K  Phosphonat K) tạo kháng thể để không chế và ngừa bệnh, đăng ký dạng thuốc BVTV, giá thành hơi cao);

·        Lân Xanh Phosphonat Đậm đặc (nhập khẩu nguyên liệu từ Korea + India), ngoài Phosphonat K còn cung cấp các chất trung-vi lượng đặc hiệu (Mg,S, Bo,Cu,Zn,Mn,Fe,….: đăng ký dạng dinh dưỡng chất năng cho cây; giá thành hợp lý) giúp tạo kháng thể, chuyển hóa nhanh kháng thể kích kháng tự nhiên mạnh, hổ trợ giải độc, phục hồi các chức năng khác của cây;

5. Ngộ độc do chất độc hòa tan quá nhiều trong nước giếng khoan: chết rất chậm

- Thường xảy ra ở vùng chỉ dùng nguồn nước tưới bằng giếng khoan có nhiều chất gây hại cho cây trồng:

Ø Vùng chứa chất gây phèn, gây chua: nước bơm lên có pH rất thấp =< 3.5 chứa phèn sắt hoặc nhôm (pH thấp+ EC cao): để lâu, sau đun sôi bi kết tủa nâu-đỏ hoặc lợn cợn trắng đục;

Ø Vùng chứa chất vôi: nước bơm lên có pH cao > 8; khi đun nấu để lâu lắng sẽ lắng cặn trắng đục dưới đáy (pH cao + EC cao);

- Có vùng đầu mùa nắng nước giếng khoan bị phèn, nhưng giữa mùa nắng đến khi mưa lại bị vôi (tại Bảo Quang, Tx Long Khánh và Xuân Thọ, h Xuân Lộc, Đồng Nai). Rất dể phát hiện bằng dụng cụ đo pH;

- Tiêu khi bị ngộ độc do nước tưới rất dể thấy qua biểu hiện: lá-thân đang tươi- xanh mượt- tốt sau 2-3 đợt tưới lá bị vàng úa từ từ, đọt non ngừng phát triển; càng tưới càng vàng- úa toàn trụ; nhiều nhà vườn ngộ nhận bị bệnh can thiệp thuốc bệnh sẽ gây cộng hưởng ngộ độc (cả thuốc bệnh và nước tưới) mức độ nặng hơn khó phục hồi – tiêu nhanh chết hơn;

- Khắc phục: nên bơm nước giếng khoang xả nước vào bồn- hồ chứa trung gian 1-3 ngày, cho tạo hạt mưa, khuếch tán- tiếp xúc nhiều không khí để phèn –vôi kết tủa, hạn chế tưới trực tiếp giảm gây độc cho tiêu.

- Nước tưới từ sông- suối- ao hồ tự nhiên là tốt nhất, không sợ nhiễm độc.

- Lưu ý đặc biệt:

·        Khi rễ tiêu phát triển mạnh, đất được cải tạo nhờ sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh chất lượng, hoặc tiêu đang bị thiếu dưỡng chất NPK+TE thì cây có khả năng hấp thụ rất nhanh các chất gây độc cưỡng bức do phun xịt+ tưới (thuốc cỏ, vi lượng, thuốc bệnh, chất độc trong nước giếng khoan).Khắc phục: trước khi vào mùa nắng nên rải đủ NPK+TE (không được thừa), hoặc chỉ phun thuốc ngừa bệnh sau đợt rải NPK+TE 7-10 ngày ( để cây” no- đủ” và tránh bị thiếu- đói.

·        Và khi đất được cải tạo- rễ phục hồi tiêu phát triển mạnh không được:

Ø Không rải các loại phân đơn dể gây thừa phân- gây lốp cây như: SA, Urea, DAP, KCL ( nên thay bằng phân NPK+ TE đẻ có đủ 13 dưỡng chất cho cây;

Ø Không nên tưới thuốc ngừa bệnh, thuốc trị nấm, các loại vi lượng Trung lượng dạng đơn chất hàm lượng cao: gốc đồng-Cu, kẽm-Zn; … (khi cần có thể phun qua thân lá đúng liều hoặc thay thế bằng các chất có tính sinh học cao không gây tác dụng phụ nhiều: Bio/Hitech Trichoderma, Phosphonat; 

( Còn tiếp)

Ks Phạm Văn Tăng - AGRI HITECH Co; Đt 0913 990387

Thông tin liên quan

Copyright © 2013 Agri Hitech . All rights reserved. (Bản quyền của Agri HiTech JSC,)

Agri Hitech SJC  Mục tiêu:   Hiệu Quả Cho Nhà Nông: Thành Công Của AGRI HITECH

MST/ Tax Code: 0311331501;  Tell : 028 66 801 387 - Hotline: 0918 990 387- Fax: 028.22530543

Trụ sở /Office: 273; Đường III; KDC Khang Điền; P. Phước Long B; TP Thủ Đức ; Tp HCM 

Website: www.agrihitech.net - Email: agri.hitech.ltd@gmail.com

CN--Nm: Trảng Bom, Đồng Nai

Design by Ni Na Co., Ltd