chi tiết Thông tin
Các tác nhân gây chết tiêu (tiếp theo phần 3)
Tiếp theo phần 3

 II-              Đất-Rễ được sử dụng các loại hữu cơ vi sinh không đúng; môi trường đất bị chai; không được cải tạo:

Khi vi sinh có lợi phát triển sẽ kìm hãm, ức chế và tấn công vi sinh gây hại, giúp tiêu hấp thu đủ -cân đối dinh dưỡng nên tăng khả năng kháng bệnh và chống chịu tốt: sự đối nghịch, có hại và có lợi của hai nhóm vi sinh cho cây tiêu thể hiện như sau:

Vi Sinh có lợi:

Vi sinh gây hại:

Sống cộng sinh Phát triển nhờ nguồn hữu cơ- mùn trong đất, có thể hấp thu hoặc phân giải các axit hữu cơ do cây tiết ra:

Giúp tăng pH, giảm chua- phèn, phân giải chất độc: giúp cây tiêu phát triển tốt

Phát triển nhờ ký sinh trên rễ hoặc thân cây tiêu: hút chất dịch dinh dưỡng hoặc phân hủy bộ phận trên cây tiêu để phát triển: gây hại cây tiêu dẫn đến bị chết

Rất thích nghi với môi trường pH thấp,

Nhóm vi khuẩn peuserdomonas- baccillus: tấn công tuyến trùng, phân giải- Cung cấp lân-P hoặc tạo môi trường để cây lấy dưỡng chất, đồng thời ức chế tuyến trùng phát triển.

Tuyến trùng chỉ hút dịch dinh dưỡng từ cây tiêu: tạo vết thương để các nấm rễ khác xâm nhập gây hại; làm cây tiêu suy yếu không tạo được kháng thể;

Nhóm  nấm Trichoderma, vi khuẩn Azorobacter: cộng sinh với rễ tiêu, giúp rễ phát triển nhanh nhờ tổng hợp đạm-N, cung cấp thêm các chất kích thích sinh trưởng (auxine), làm tăng pH đất 5.5-6.5, phân hũy lớp vỏ chitin để tiêu diệt trứng tuyên trùng

Nấm gây hại rễ Phytopthora, pythium, furasium, Ký sinh tấn công cấu trúc tế bào rễ, gây hại cây: làm chết cây, các nấm gây hại phát triển mạnh khi đất có pH thấp <4.5

Trichoderma tấn công, cạnh tranh môi trường sống, ức chế nấm gây hại rễ Phytopthora, pythium, furasium

Nấm gây hại rễ chủ yếu tấn công cây tiêu, tạo môi trường bất lợi làm rễ tiêu không phát triển, giảm hình thành kháng thể

Các nấm và vi khuẩn có lợi Tạo ra môi trường đất thuận lợi để rễ tiêu phát triển, hình thành nhiều kháng thể, trao đổi chất thuận lợi, hô hấp – bài tiết chất độc nhanh: giúp pH đạt 5.5-6, đất tơi xốp, thoát nước tốt.

Có môi trường đất rất bất lợi cho rễ: chai cứng, pH thấp 4.5, không thoáng khí, khó thoát nước

Vi sinh-nấm có lợi sẽ bị chết, bị gây hại khi dùng: rải N-P-K nhiều, nhiều Vôi, nhiều TE, thuốc trừ bệnh, gốc đồng Cu, chất diệt khuẩn

Bị chết, giảm mật độ  khi rải hoặc phun:, rải Vôi nhiều, nhiều TE, Thuốc trừ bệnh, gốc đồng Cu, chất diệt khuẩn; dể bùng phát trở lại,

Lưu ý để rải phân hữu cơ nhằm tạo Môi trường sống tốt giúp vi sinh có lợi phát triển mạnh khi: Mùn hữu cơ nhiều, pH 5.5-6, xốp- thoát nước tốt- thoáng khí, đất có nhiều trùn-giun đất

Môi trường vi sinh gây hại phát triển: yếm khí- đất bị chai- khó thoát nứơc, pH thấp, không có-ít trùn đất: khi đất gặp môi trường này bắt buộc phải cải tạo và xử lý.

Các vi sinh có lợi khi cộng sinh với rễ tiêu ngoài phân hủy-sử dụng các chất bài tiết của rễ, còn hổ trợ cung cấp dinh dưỡng cho cây: Vi sinh cố định đạm cung cấp đam-N, vi sinh phân giải lân giúp cung cấp lân,…Đặc biệt khi phát triển, vi sinh có lợi còn cung cấp các chất kích thích sinh trưởng: Azorobacter, pseudomonas cung cấp cho cây nhóm auxin, một số loại vi khuẩn tiết ra nhóm Giberallic,…

Các vi sinh có hại, xâm nhập để hút dịch chất trong cây-rễ tiêu (tuyến trùng- nấm gây hại rễ)), tiết ra các men sinh học để phá hủy tế bào và làm chết cây (các loại nấm ký sinh này gây hại làm chết thân rễ: phytopthora, furasium, pythium) .

Sử dụng hợp lý phân hữu cơ vi sinh (loại chất lượng) và các biện pháp canh tác hổ trợ vi sinh có lợi phát triển là một trong các giải pháp hiệu quả nhất vừa giúp tiêu phát triển cho năng suất ổn định còn giúp tiêu ngừa bệnh hiệu quả, có chi phí phù hợp nhất.

Ngược lại do không lường trước hậu quả, dùng các biện pháp: Phun-rải hóa chất (phân thuốc bệnh) nhiều, rải vôi không kiểm soát,… sẽ làm vi sinh có lợi bị chết không phục hồi kịp sẽ làm cho tiêu không được bảo vệ tốt, không được cung cấp đủ dinh dưỡng, môi trường đất không được cải tạo, dể bi chai, rễ tiêu không được bảo vệ dể bị mầm bệnh tấn công- gây hại.

Các phân loại Vi sinh khi sử dụng chú ý vùng rễ để có lượng rải hợp lý:

a-     Vùng rễ non+ rễ tơ: Rải 90-95% lượng phân hữu cơ -vi sinh cần rải; vừa cung cấp vi sinh để bảo vệ rễ –cải tạo đất; vừa cung cấp các dưỡng chất cho tiêu hấp thu để phát triển và tạo năng suất

b-    Vùng rễ già gần trụ: chỉ rải 5-10%  lượng phân vi sinh để duy trì đủ mật độ vi sinh có lợi nhằm bảo vệ rễ và cải tạo đất (phân bón không chứa vi sinh có lợi tuyệt đối không được rải vào vùng rễ gìa, để tránh rễ bị gây hại);

c-     Phân vi sinh tác dụng nhanh-mạnh (AGRI KHC): không rải nhiều cho một lần nên chia 2-4 lần rải 0.5-1kg/gốc/lần, rải để phòng ngừa hoặc xử lý ngay khi phát hiện đất bị thừa phân, nhiều chất độc, pH thấp+EC cao, đất bị chai

d-    Các loại phân vi sinh tự ủ (từ phân bò+rác cây trồng) tác dụng chậm + yếu nên tập trung rải đầu mùa mưa 5-10kg/gốc: sẽ có tác dụng từ giữa mưa trở đi

Các nguồn phân vi sinh chất lượng lưu ý:

- Phân hữu cơ vi sinh do nông dân tự ủ: phân bò, rác thải-vỏ cây trồng bằng Trichoderma (Bio/Hitech Trichoderma) đã hoai- mục: không còn màu, mùi, hình dáng nguyên thủy ban đầu: phân đạt chất lượng phải đáp ưng các chỉ tiêu tối thiểu:

Phân hữu cơ- phân chuồng ủ hoại đạt chất lượng (sau rải đạt hiệu quả cao)

Phân ủ chưa hoai, chưa đạt chất lượng ( không được rải gây hại rễ)

Mất màu hoàn toàn của nguyên liệu ủ ban đầu, chỉ còn màu của chất mùn và của vi sinh: màu nâu- đen hoặc sám đen

Màu của nguyên liệu ban đầu không thay đổi nhiều: còn màu của phân bò, xác cây,…

Mùi: chỉ còn mùi của vi sinh, mùi của đất, mùi hơi mốc

Còn mùi nguyên thủy ban đầu của nguyên liệu ủ: mùi khai phân chuồng, mùi chua.

Hình dạng xác cây cỏ- phân chuồng ban đầu biến mất, phân thay đổi thành bột xốp- mịn

Hình dạng xác cây cỏ- phân chuồng ban đầu còn nguyên không thay đổi

Có biểu hiện tơi xốp thoát nước tốt

Biểu hiện nhão, giữ nước, khó thoát hơi nước

Độ pH (đất) 6-6.5

Độ pH rất thấp <5

Sau rải rễ phát triển mạnh nhiều rễ non phát triển: màu nâu- trắng

Sau rải không có rễ non phát triển, rễ sẽ bị đen bị hư

Sau rải trùn đất sẽ phát triển mạnh ngay vị trí rải phân

Trùn đất không phát triển ngay vị trí rải phân

- Phân được các cty sản xuất bằng cách: Vi Sinh hoạt hóa-mạnh, chất lượng kết hợp với máy lên men xử lý phụ phẩm+ chất thải cây – con thành phân hữu cơ vi sinh.

- Phân biệt loại loại phân hữu cơ không có vi sinh: Hữu cơ- Khoáng sản xuất từ : than bùn+ NPK, hoặc mùn (rác thải cây trồng)+ NPK.

- Khi hàm lượng NPK (đặc biệt N-K) được trộn nhiều vi sinh có lợi sẽ bị chết, không còn tác dụng như nêu trên,

C. Chết do rải mất cân đối- dư NPK: ( còn tiếp phần 4)

1-    Ks Phạm Văn Tăng - AGRI HITECH Co - Đt 0913 990387

Thông tin liên quan

Copyright © 2013 Agri Hitech . All rights reserved. (Bản quyền của Agri HiTech JSC,)

Agri Hitech SJC  Mục tiêu:   Hiệu Quả Cho Nhà Nông: Thành Công Của AGRI HITECH

MST/ Tax Code: 0311331501;  Tell : 028 66 801 387 - Hotline: 0918 990 387- Fax: 028.22530543

Trụ sở /Office: 273; Đường III; KDC Khang Điền; P. Phước Long B; TP Thủ Đức ; Tp HCM 

Website: www.agrihitech.net - Email: agri.hitech.ltd@gmail.com

CN--Nm: Trảng Bom, Đồng Nai

Design by Ni Na Co., Ltd