chi tiết Thông tin
CÁCH XỬ LÝ ĐỂ TIÊU RA HOA NHIỀU KHÔNG BỊ RỤNG
Đây là biện pháp quyết định đế năng suât, lợi nhuận và hiệu quả của người trồng tiêu

        I.            Cách xử lý ra nhiều hoa đồng loạt. không bị rụng

Tiêu ra hoa

Biểu hiện cây cho hoa nhiều, ít rụng lá sau hái: còn khoản 40-60% lá (cây rụng lá nhiều là biểu hiện không bình thường: có thể bị suy kiệt, mất sức, thiết nước hoặc nhiễm bệnh), lá hơi úa, màu hơi nhạt không tươi đen, không bóng mượt; lá vừa thon-dài, không tròn . Bảng dưới:

Biểu hiện cây dễ làm trái, dễ cho trái

Biểu hiện cây khó làm trái, Khó cho trái

Đọt non không phát triển trước-sau thu hoạch

Đọt non phát triển mạnh trước sau thu hoạch

Lá rụng 40-60% (cây rụng lá nhiều cây yếu: dễ có trái nhưng dễ chết)

Lá không rụng còn hơn 80%

Lá suông; dài, màu xanh nhạt hơi vàng

Hơn 40%:Lá xanh sậm, tròn, bầu, dày (lá trầu)

Nhìn tổng thể từ xa cây hơi mất sức

Nhìn từ xa cây rất sung sau thu hoạch

Cây rụng hết lá không nên kích hoa nhiều; chỉ tập trung phục hồi rễ- đất- ngừa bệnh cho cây

Cây quá sung là biểu hiện thừa phân, ngoài việc khó làm trái: các cây này dễ bị nhiễm bệnh chết nhanh.

 

Các biện pháp làm cho tiêu ra hoa đồng loạt, đậu nhiều chống rụng:

1.      Các yếu tố giúp ra hoa nhiều và đồng loạt, Ngừa rụng:

a)     - Cây đủ sức: không bị suy, không nhiễm bệnh, rễ không bị hư, được hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ trước khi thu hoạch, khi đang nuôi trái.

b)     - Tỉ lệ C/N trong cây cao: Không để cây quá sung sau thu hoạch, giảm lượng nước tưới trước khi vào mùa mưa, tưới 30 % lượng bình thường (không để quá khô, cây sẽ bị suy kiệt sức). tránh rải các loại phân(đạm-N, P) làm lá bầu tròn (như lá trầu).

c)     – Rải phun đủ các dưỡng chất giúp phân hoá mầm hoa: cung cấp dưỡng chất đa lượng P- K, Vi lượng Bo Co, Mo.

2.      – Biện pháp kích thích ra hoa phù hợp với thời tiết: chuẩn bị từ giai đoạn đang nuôi trái vụ trước, Kết hợp nhiều cách: rải phân, giảm tưới nước; canh thời điểm thích hợp để xiết nước, đợi cho đến khi mưa đều sau đó tưới lại kết hợp rải phân, phun  qua lá, nên chia làm 02 giai đoạn:

a-     Giai đoạn Ức chế tăng tỉ lệ C/N trong cây, giúp phân hoá mầm hoa:   trước thu hoạch 2 tháng và ngay sau thu hoạch, trước khi vào mùa mưa 20-30 ngày, áp dụng cho cây sau thu hoạch còn quá sung: đâm tược –lá non, lá nhiều, dày, Lá bóng mượt; lớn.

-                        Phun Kali Bo Đậm Đặc HITECH: 7N-5P-44K+ 0.8Ca+1.5Mg+1.5S+ 500Bo+400Mn+  400Fe +100Cu +400Zn+50Co+20Mo (hoặc Kali Cao PMS) liều cao trước thu hoạch (phun các cây) 20-30 ngày 1.2kg/200l phun 2-3 lần, cách 7-10 ngày và phun cả ngay sau thu hoạch cho các cây quá sung: (Gần thu và sau thu hoạch lá xanh sậm., mướt, nhiều- lá dày tròn), đây là biện pháp dinh dưỡng hiệu quả nhất: giúp tích luỹ dinh dưỡng, tăng năng suất và tăng sức đề kháng, không gây tác hại cho cây. Cây sung nên phun Kali Bo Đậm Đặc HITECH: 7N-5P-44K+ 0.8Ca+1.5Mg+1.5S+ 500Bo+400Mn+ 400Fe +100Cu +400Zn+50Co+20Mo: phun  1.5-2.5kg/200l hai lần ngay sau thu hoạch cách 7-10 ngày/lần. Cây bình thường nên giảm lượng còn 1.5-2kg/200l, tập trung phun trước thu hoạch 30 ngày.

a.    Không rải và tưới các loại phân chứa nhiều P lân, đạm N (lân Super, chuyên dùng mùa khô cà phê)  trước và ngay sau thu hoạch, không cho cây phát đọt trong giai đoạn trước –sau thu.

b.   Vùng đất ít nắng, ẩm độ cao: phải Làm cho đất xốp, thoát bốc nước nhanh, không để tiêu hấp thu nhiều nước vào gần cuối mùa nắng. Tăng mạnh lượng và số lần phun Kali Bo Đậm đặc HTech cả trước và ngay sau thu hoạch, tập trung phun phần chứa nhiều lá- đọt non (giúp chuyển hoá chất nuôi đọt thành chất nuôi mầm hoa).

c.     Phát quang, không để cây che rập tiêu, không để quá nhiều bóng râm vào cuối mùa nắng và đầu mùa mưa trước khi làm trái:, để giúp vườn tiêu tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, (tăng quan hợp, để tăng tỉ lệ C/N)

d.   Giảm tưới: vào cuối mùa nắng (vùng khô hạn, nhiệt độ cao, nắng nhiều), chỉ tưới 30% lượng nước bình thường, không tưới nhiều các cây quá sung (sau tưới cây vẫn còn biểu hiện thiếu nước), Không để quá khô cây bị kiệt sức, bị sốc dễ nhiễm bệnh và chết.

-       Nên kết hợp 04 biện pháp trên cùng một lúc hiệu quả đạt rất cao.

-       Biện pháp tốn nhiều công sức, chưa được áp dụng nhiều: trước kích ra hoa-làm trái 20-30 ngày, Phát rong bớt cành ác 10-20% mắt ngoài cùng có nhiều lá non để giảm ưu thế ngọn, giảm chuyển hoá nước- dinh dưỡng nuôi đọt về phân hoá mầm hoa và nuôi hoa;

-       Biện pháp không khuyến khích áp dụng (không nên làm): gần cuối mùa khô đào xới làm đứt, giảm bớt các rễ non, để giảm chuyển hoá nước- dinh dưỡng cho đọt. Sau đó 20-30 ngày rải phun phân, kích ra hoa lại. Biện pháp này làm rễ tiêu tổn thương, mầm bệnh dễ xâm nhập qua rễ, tốn thời gian để phục hồi rễ, nếu đất chai, ngộ độc rễ sẽ bị hư không phục hồi được tiêu dễ nhiễm bệnh chết nhanh,

-       Biện pháp tăng nhiệt độ rễ kết hợp siết nước (không tưới) giúp cây phân hoá mầm hoa nhanh: trước kích làm hoa đậy bạt (PE- nylon trắng) 10-15 ngày liên tục sau đó dở bạt áp dụng ngay các biên pháp kích ra hoa như hướng dẫn bên dưới. Giải pháp này chỉ áp dụng cho vùng có mưa liên tục, ẩm độ đất cao, đất ướt, không có mùa khô, cây sung sức.

-  Biện pháp không nên áp dụng: cuối mùa nắng trước khi kích làm hoa 20-25 ngày phun chất kích thích Pachlbutazol, Ethephon ( Ethylen) để cây ngừng sinh trưởng (ngừng hấp thu nước, dưỡng chất) gây rụng lá suy cây, khó phục hồi, cây dễ chết – mất tính đề kháng khi nhiễm bệnh.

-  Cảnh báo:

·      Không lạm dụng các biện pháp trên, ép tiêu ra nhiều trái: có thể bị rụng hoặc làm cây kiệt sức, giảm khả năng chống chịu, dễ nhiễm bệnh, tiêu rất dễ chết.

·      Không nên áp dụng các bện pháp mạnh trên choTiêu sau thu hoạch có biểu hiện suy kiệt- xuống sức: lá rụng, trơ cành, hơi bị héo, rễ hư.

b-     Giai đoạn áp dụng Biện pháp kích ra hoa mạnh: sau khi làm cho cây ngừng giai đoạn phát triển, chuyển qua giai đoạn phân hoá mầm hoa (tăng  cao tỉ lệ C/N) như trên, áp dụng đồng thời các biện pháp sau để tiêu ra hoa nhanh, đồng loạt và giảm rụng:

+ Rải gốc 0.7-1Kg/gốc tiêu tơ 1-1.5 Kg/tiêu lớn AGRI KHC BIOWAY/ mỏng -đều quanh gốc, tưới ngay khi trời không mưa. Có thể thêm: 0-0.2kg: DAP, hoặc 20-20-15, 16-16-8 cho cây có năng suất cao >4kg tiêu/gốc (không nên rải nhiều/lần, có thể chia rải 2-3 lần/cách 7-10 ngày/ lần tưới).

+ 4-5 ngày sau  vừa nhú hoa 1mm (không phun trễ hơn) Phun Qua lá 0.5l Agri Sh TVL chống rụng + 0.5kg loại 10-60-10/200l nước: 2-3 lần cách nhau 5-7 ngày, giúp tiêu ra hoa mạnh, nụ mập-dài, thụ phấn hiệu quả, hạt nhiều, không bị răng cưa, chỉ phun 02-03 lần ngưng đến khi thụ phấn xong, cách 10-15 ngày sau mới phun lại Agri Sh chống rụng.

Tưới liên tục, không để khô héo, thiếu nước, nếu trời mưa ít hoặc không mưa.

Số bông tiêu = 50-70% số mắc/cành ác là đạt yêu cầu: một cành ác có 5-6 mắc (đốt) kích ra hoa được 3-4 bông/ cành ác là đạt, ngưng không nên rải, phun thêm phân.

Không được lạm dụng kích ra hoa nhiều; làm cây kiệt sức;

3.      Các Nguyên nhân rụng hoa- rụng trái cần loại bỏ, giúp đậu trái nhiều:

Nguyên nhân:

a- Sau rải– phun phân để kích ra hoa để cây quá khô héo; cây sẽ hút nước mạnh khi có nước, mưa nhiều làm cuống trái trương nước gây rụng.

b- Tưới quá nhiều nước, hay gặp mưa nhiều, không thoát nước được: hiện tượng trương nước, làm cuống trái bị thiếu chất kết dính, dễ bị tháo rời, dễ rụng.

c- Bị dư thừa hoặc bị sốc phân: N. K, Cu, Mn, Zn (phun- rải dư vi lượng các loại), Ca (Rải nhiều một trong các loại vôi), tất cả các nguyên tố dinh dưỡng nếu bị thừa rất dễ rụng trái, Không nên rải- phun nhiều, chỉ luôn rải hơi thiếu-Ít và chia nhỏ nhiều lần cách 7-10 ngày lần, Không được rải vôi nhiều giai đoạn cho trái. Nên rải các loại phân có đầy đủ các chất dinh dưỡng, hỗ trợ nhau; không gây dư thừa.

c-     Thiếu các dưỡng chất cần thiết giúp tạo phấn hoa, để thụ phấn, đậu trái, tăng độ dính cuống trái, do cây hấp thu và chuyển hoá không kịp: P, Bo, Mg, Mo, Co,... và các chất sinh học chức năng như: Fulvic, acid amin. Nên rải Agri KHC BIOWAY và phun Agri Sh TVL Chống rụng khi kich hoa và nuôi hoa để khắc phục hiện tượng này;

d-     Phun ngay qua trái và phần có trái các loại phân chứa nhiều nhóm chất dinh dưỡng chức năng để chống rụng: Agri Sh TVL Chống rụng (phun liều thấp nhất 1,5-2cc/l, 5-7 ngày/lần). Không phun-rải loại phân chứa ít chất.

e-     Một số vùng trong thời điểm ra hoa bị nắng hạn tưới nước giếng khoan chứa nhiều độc chất, tiêu bị ức chế, không hấp thu dưỡng chất khác gây rụng, hoa không thụ phấn được hạt thưa. Không nên kích ra hoa khi mưa chưa đều còn nắng hạn,

f-      Rễ hư: do nhiễm bệnh, phân- thuốc hoá học gây hại, thiếu nước, bị úng nước,... Nên kết hợp: phục hồi rễ, kích hoa, cải tạo đất cùng một lúc.

g-     Sự phản ứng do trộn kết hợp các loại phân hoá chất không đúng cách, thiếu hiểu biết với nhau: như trộn Urea, SA với phân chứa nhiều vôi nông nghiệp CaCO3,..

h-     Cây nhiễm bệnh (thán thư; chết nhanh,….) dễ gây rụng trái, đây là biểu hiện để phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh hiệu quả cho cây;

i-       Gặp thời tiết bất lợi tác động mạnh đến hoạt động tổng hợp chất nuôi trái của cây: Sau nắng hạn nhiều gặp mưa, đứng gió oi bức, sương đọng ướt lá lâu khô; Dự đoán, phát hiện và xử lý sớm nhất có thể,

Xử lý:

a-  Rải gốc kích ra hoa, phục hồi cây, cải tạo đất để chống rụng: nên rải các loại phân chứa nhiều nhóm chất  AGRI KHC BIOWAY: chứa 06 nhóm chất, kích ra hoa rải nhiều 0.7-1.5kg/gốc, nuôi hoa rải  ít/ lần 0.3-0.5kg/gốc;15 ngày/ lần 70-80% lượng phân rải; Vừa kích hoa, nuôi trái vừa chống rụng hiệu quả; NPK Nên kết hợp 20-30%;

Để phục hồi rễ mạnh: dùng AGRI Sh TVL Bánh dầu- Nấm Men cô đặc tưới rễ: cây lớn 40-60 gốc/kg, cây nhỏ 60-100 gốc/kg,

b-  Phun nuôi trái nuôi hoa, thụ phấn mạnh, chống rụng nhanh: bằng cách phun trực tiếp vào trái và phần cành lá có trái phân chuyênvề chống rụng Agri Sh TVL Chống Rụng 2-2.5 cc/lit ngay khi lú hoa 1mm, khi thời tiết thay đổi (sau nắng hạn gặp mưa nhiều, trời đứng gió oi bức, sương đọng -ướt lá lâu khô, cuống hoa nhạt màu, không xanh- tươi; thời tiết bất lợi phun 4-5 ngày/lần, bình thường 7-10 ngày/lần; Để cung cấp các chất kịp thời và chống rụng hiệu quả cho cây.

c-   Sau khi hạt lớn (sau thụ phấn 45 ngày) kết hợp phun 2.5 cc/l Agri Sh TVL Chống Rụng với Kali Bo Đậm đặc (Kali Cao PMS) 2.5 g/l để nuôi trái; chống rụng tăng độ lớn của hạt tiêu,

d-  Trước và sau thu hoach, trước khi kích hoa nên phun ngừa bệnh 1.5-2 cc/l Lân Xanh Phosphonat Đậm Đặc để ngừa bệnh và tăng sức đề kháng cho cây. Sau khi thụ phấn và vừa có hạt nên kết hợp 2cc Lân Xanh phosphonat đậm đặc với 2.5 cc Agri Sh TVL Chống Rụng/l (xen kẽ với Kali Bo Đậm Đặc)

e-   Sau nắng nhiều gặp mưa; kết hợp thừa phân làm cây phát đọt mạnh gây rụng: nên phun chặn đọt bằng Kali Bo Đậm Đặc (hoặc Kali Cao PMS) 5-7g/l – 1-1.5 kg/200l nước phun vào đọt và phần có đọt non cách 5-7 ngày/lần

Thông tin liên quan

Copyright © 2013 Agri Hitech . All rights reserved. (Bản quyền của Agri HiTech JSC,)

Agri Hitech SJC  Mục tiêu:   Hiệu Quả Cho Nhà Nông: Thành Công Của AGRI HITECH

MST/ Tax Code: 0311331501;  Tell : 028 66 801 387 - Hotline: 0918 990 387- Fax: 028.22530543

Trụ sở /Office: 273; Đường III; KDC Khang Điền; P. Phước Long B; TP Thủ Đức ; Tp HCM 

Website: www.agrihitech.net - Email: agri.hitech.ltd@gmail.com

CN--Nm: Trảng Bom, Đồng Nai

Design by Ni Na Co., Ltd