TÁC DỤNG CHÍNH CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRÊN CÂY SẦU RIÊNG:
* N- Đạm được cung cấp dưới nhiều dạng vô cơ : SA, Urea, Nitrat (từ giông sét), dạng hữu cơ amino acid ( axit amin), vi sinh tổng hợp
- Cho dù bất cứ dạng nào đều có tác dụng tăng sinh khối nhanh để cây lá, đọt trái phát triển, tạo chất lượng trái;
- Khi thiếu: Cây chậm lớn, trái nhỏ, cơm không vàng, hay bị sượng, múi không thơm không có mùi đạt trưng; cây rất khó phát đọt khó phục hồi, màu lá không xanh
- Khi thừa: Cây mất khả năng kháng bệnh và chống chịu; Cây dể nhiểm bệnh (Nấm Rhizocnina Solani) và các nấm cơ hội;
- Để cây hấp thụ được N sau rải cần phải có lân-P đi kèm để cung cấp năng lượng; thiếu P cây khó hấp thu và chuyển hóa N được
- Để cân đối tránh dư thừa: cần rải N kèm với Kali-K; một ít Ca;
- N- Đạm sẽ thiếu cây không hấp thu được khi rải nhiều K và Ca;
* P -Lân Được cung cấp chỉ ở dạng vô cơ: DAP, MAP, MKP, Lân Phosphate các loại khác
- P Rất cần cho: Cung cấp năng lượng chuyển đổi (ATP- ADP), vật chất di truyền (Nucleic, Phospholipid), cho quá trình quang hợp -hô hấp, sinh tổng hợp sinh khối tạo trái cơm, thân cành lá;
- Khi thiếu P: cây tăng trưởng chậm, cây không hấp thu được các dưỡng chất N,K,Ca, Mg, Cu, Mn,Zn, Fe, sẽ thiếu diệp lục, lá không xanh; chống chịu kém (dể bị xì mủ)
- Thiếu P trái chậm lớn, da không xanh, không lên cơm được múi bị đen (thiếu năng lượng chuyển hóa múi bị hoại tử), chất lượng cơm và trái không đạt; tvỏ trái không xanh
- Khi thiếu P: rất khó phân hóa hoa, khó tạo mắt cua mắt cua bị đen, phấn nhị hoa không đạt chất lượng, thụ phân yếu, trái thiếu hộc, dể bị rụng;
- Khi thừa P cây dể hấp thu dưỡng chất được cung cấp nhiều : thừa P dư N cây sẽ bị lốp( thừa phân rất dể nhiểm bệnh) ; thừa P có K cây sẽ hấp thu K (ứng dụng xử lý làm hoa), Thùa P có Ca cây sẽ hấp thu nhiều Ca giảm hấp thu N;
- P rất dể bị thất thoát do bị Ca cố định và các kim loại khác cố định; Ứng dung này dùng để giải độc cho rể cây (vùng bị phèn, kim loại nặng), vi sinh vật sử dụng P nhiều;
* Kali-K: được cung cấp ở dạng vô cơ K2SO4, KCl, .... và dạng hữu cơ Humat, Fulvat;...
-K Có tác dụng như chất trung gian để vận chuyển nước; điều tiết thoát nước, vận chuyển sinh khối sau tổng hợp đến các cơ quan của cây; vận chuyển chất khác
- K Thúc đẩy quang hợp: các chất sau khi được quang tổng hợp được K chuyến đến các vị trí để tăng sinh khối: thiếu K rể chậm phát, trái chậm lớn, khó lên cơm, khó tạo thành bột đường;
- K điều tiết hấp thu các dưỡng chất khác: N, Ca, Mg, Fe, Mn,Cu,Zn Bo, S,
- K thức đẩy hô hấp bài tiết các chất thải dư thừa do quang hợp tạo ra,
- Thiếu K cây dể bị ngộ độc các chất dư thừa khác: gây hư rể, suy cây giảm khả năng chống chịu;
- K thiếu gây mất cân đói các dưỡng chất khác (cả gây thừa hay thiếu): thiếu K dể gây dư thừa N và các chất còn lại;
- Thừa K sẽ ức chế cây giảm hấp thu N, tăng quang hợp tạo sinh khối nhiều hơn: áp dụng này để chống phát đọt cho phân hóa mầm và chống rụng;
- K thừa nhiều sẽ làm trái chậm lớn, đọt lá khó phát triển cây trái bị còi cọt; khống chế cây hấp thu các chất khác;
*Ca canxi: được cung cấp với nhiều dạng, tồn tại nhiêu nơi rất dể bị dư thừa: Trong lân khó tiêu, vôi nông nghiệp vôi khác, OM- Hưu cơ chất lượng có 4-6 % CaO; cây cần lượng thấp chỉ 1-2% sơ với NPK
- Ca tham gai tạo thành vách tế bào tạo vỏ trái vỏ thân bảo vệ cây thích nghi môi trường;
- Thừa Ca gây thiếu cả P, N, K và các chất khác Mg, Ca,Fe, Zn,Mn; gây thiếu diệp lục chậm tăng sinh khối ( gây vàng lá), cây khó phát triển trái chậm lớn; vỏ trái thiếu màu xanh;;
* S- lưu huỳnh tham gia quang hợp, hình thành mùi thơm (amin-protein) cung cấp qua K2SO4 : Kali Sulfate, SA,...
* Mg- Magie; cung cấp dạng vô cơ MgSO4, hay Mg(NO3)2 ; Cần lượng thấp 1-2% so với NPK; lá chất tạo diêp lục tố tham gia quang hợp tạo sinh khối cây, thiếu lá trái thiếu màu xanh, chậm lớn;
* Si- Sillic có rất nhiều trong đất (thành phần chính của các loại đât) nên kg cần rải thêm;
* Các nguyên tố vi lượng TE: Cu,Zn Mn Fe hình thành diệp lục tố, để quang hợp, TE còn tạo ra enzyme và Coenzyme để xúc tác tạo thành các chát kích thích sinh học (Auxine, Cytokynin,..);
- Bo giúp tăng chất lượng phấn noãn tăng thụ phấn, tạo các enzyme hormon sinh trưởng phát triển trái; cả tạo chất lượng + độ ngọt; Thiếu Bo trái giảm độ ngọt, thụ phấn không đạt, rể phát triển yếu;
- Thiếu TE sẽ gây vàng lá; trái không xanh, rẻ chậm phát, cây không đẹp;
-Nhưng thừa TE cây rất dể bị ngộ độc, có thể ch,ết cây (phun Cu - đồng nhiều, Zn nhiều) do TE tạo các enzyme mạnh ức chế hấp thu và chuyển hóa dưỡng chất ( ưng dụng này để SX thuốc bệnh gốc Cu và Zn);
Như vậy cây cần rất nhiều loại dưỡng chất: 17 loại chia làm 3 nhóm Đa lượng có NPK (cần rải nhiều), Trung lượng MgCaS (lượng thấp), và nhóm Vi lượng TE cần rất ít;
*Tuy khác nhóm nhưng cơ chế khống chế+ kết hợp giống nhau: nhóm Ion dương với ion âm sẽ hổ trợ nhau để cây hấp thu, P hổ trợ K, P hổ trợ N, K lại hổ trợ cây hấp thu Bo
* Nhưng giữa nhóm ion âm lại đối kháng Ion âm: P Si, S, Bo đối kháng hấp thu với nhau ( nhưng P lại cung cấp năng lượng để hấp thu các chất còn lại), phun Si nhiều cây không hấp thu đủ Bo, S và cả P Không tăng sinh khối vỏ được gây bóp vỏ (dể gây hiện tượng nứt gai bể vỏ);
* Nhóm Ion Dương đối kháng dương: K, NH4+, Ca, Mg, Cu MnZn,Fe dễ đối kháng nhau khi có nhóm dư thừa (nhưng K là chất vận chuyển các chất còn lại)
Để tránh dư thừa, đối kháng gây mất cân đối cho cây, các dưỡng chất trên được tổ hợp thành các công thức phân bón phù hợp từng thời kỳ, có đủ các chất cần thiết:
- AH SH CR chuyên chống rụng cố đủ 7 nhóm chất ngoài 15 chất nêu trên; 3N-7P-5K+ HumicFulvic+ SMgCa + ZnCuMnFeBo + Vitamin + Amino+ Auxin, Cytokine, Giberelin
- AH LT: Có đủ 13 chất trên 17N 40P 5K + MgCaS +TE+ Amino + Phụ gia đặc biệt, giúp trái lớn nhanh và phục hồi nhanh cây;
- Kali Bo Có đủ 13 chất trên 5N 10P 48K + SMgCa + TE nhưng chứa K nhiều để dìu đọt laqmf lá già nhanh khống chê N chuyển dưỡng chất nuôi tráí;
- 20N 20P 20K+ SMgCa + Bo +TE phun nuôi trái giúp trái lớn nhah da xanh
- 16N 16P 16K+ CaMgS + Bo+TE + chất chống chai đât loại phân 3 số rải cho rể để trái lớn nhanh, chống rụng;
- 25N 25P 5K+ SMgCa + Bo +TE + chất hấp thu nhanh : để phục hồi cây kích đọt nhanh, mạnh
Hạn chế tối đa dùng các đơn chất chỉ có 1-2 chất sẽ gây dư thừa và khống chế các chất còn lại;
Nên rải loại Hữu cơ OM chất lượng (AHT 72OM 3 2 2) ngoài thay thế 20-40% NPK trong OM này còn có đủ Ca, Mg,S đăc biệt dồi dào lượng TE nên không cần quan tâm và rải thêm trung vi lượng;
Mặc khác OM chất lượng này cải tạo đât tốt, phục hồi rể sẽ giúp cây hấp thu nhanh đủ các dưỡng chất cần thiết;
Chât hữu cơ- OM trong phân này như là chất đệm, chất keo (của đât) giúp điều tiết phóng thích các dưỡng chất trên cân đối tránh dư thứ hay thiếu;
Copyright © 2013 Agri Hitech . All rights reserved. (Bản quyền của Agri HiTech JSC,)
Agri Hitech SJC Mục tiêu: Hiệu Quả Cho Nhà Nông: Là Thành Công Của AGRI HITECH
MST/ Tax Code: 0311331501; Tell : 028 66 801 387 - Hotline: 0974 000 387- Fax: 028.22530543
Trụ sở /Office: 273; Đường III; KDC Khang Điền; P. Phước Long B; TP Thủ Đức ; Tp HCM
Website: www.agrihitech.net - Email: agri.hitech.ltd@gmail.com, GPSX Số: 363/GCN BVTV-PB