chi tiết Kỹ Thuật Canh Tác
Tại sao sầu riêng trồng hay bị chết
Sau nhiều năm theo sát các vườn canh tác sầu riêng từ Cao Nguyên đến Miền Tây cả ở Đông Nam Bộ, qua tìm hiểu được bà con phản ánh và phát hiện ra hiện tượng cây sầu riêng rất thường hay bị chết rơi vào các trường hợp sau:

 TẠI SAO CÂY SẦU RIÊNG TRỒNG THƯỜNG HAY BỊ CHẾT

Cây Sầu riêng bị bệnh sau thu hoạch đang phục hồi

Cây sầu riêng là cây có giá trị kinh tế+ hiệu quả canh tác rất cao (Tổng thu nhập= 50-70 trái/cây x 3 kg x 25-30 ngàn/kg x 110-200 gốc/ha> 420 triệu/ha/năm. Sau nhiều năm theo sát các vườn canh tác sầu riêng từ Cao Nguyên đến Miền Tây cả ở Đông Nam Bộ (chủ yếu hai giống có giá trị kinh tế và được trồng nhiều: Thái-Moongthon+RI 6), qua tìm hiểu được bà con phản ánh và phát hiện ra hiện tượng cây sầu riêng rất thường hay bị chết rơi vào các trường hợp sau: 

Tình hình chung từ các vùng canh tác:

Ø Cây suy chết rất nhanh sau các vụ thu hoạch năng suất cao:  cây năng suất càng cao càng nhanh suy kiệt sau đó chết không hồi phục được sau vụ thu hoạch;

Ø Vùng đất tốt, tầng canh tác sâu: đất đỏ bazan, đất mở gà, đất phù sa khả năng phục hồi sau thu hoạch nhanh hơn và ít chết hoặc có tuổi thọ khai thác cao hơn các vùng đất khác như:

-         Tại Đak-Lak vùng Phước An- Krongpak cây ít chết hơn mặt dù năng suất và tuổi thọ nhiều hơn vùng quanh thành phố Buôn Mê Thuột và các huyện khác;

-         Tại Long Khánh- Đồng Nai: Vùng Bình Lộc, Xuân Thanh cây có tuổi thọ khai thác lâu hơn các xã khác như Bảo Quang, Bảo Vinh;

Ø Trong cùng điều kiện thời tiết, cùng giống và cách canh tác cũng thể hiện:

-         Tại Bình Phước: vùng đất sỏi -đất cát sầu riêng dể chết hơn vùng đất đỏ bazan: sầu riêng ở Chơn Thành- Hớn Quản chết nhiều hơn vùng Bình Long- Bù Gia Mập;

-         Tại Tiền Giang vùng cù lao Ngũ Hiệp và vùng Hội Xuân gần sông Tiền cây phục hồi nhanh hơn, ít chết hơn, mặt dù chi phí hồi phục cải tạo đất -rể bỏ ra ít hơn vùng Long Trung-Long Tiên và Long Khánh;

Ø  Cây tơ ít bị bệnh,  rất ít bị chết hơn cây đang thu hoạch (trừ một trường hợp đặc biệt tại Krongpak sẽ phân tích sau);

Ø Trái càng nhiều, thu hoạch nhiều năm liên tục cây càng nhanh bị chết;

Ø Những vườn chỉ rải NPK+ Phun+tưới nhiều hóa chất: cây khó phục hồi và chết rất nhanh (như HTX ĐK tại BMT Đaklak; vùng Long Khánh, Xuân Lộc) chỉ sau 2-3 vụ thu hoạch; có năng suất cao liên tục cây không phục hồi được và chết;

Ø Có vùng sầu riêng sẽ nhanh phục hồi tái tạo để cho năng suất cao nếu được: phục hồi đất- bảo vệ rể, sử dụng dinh dưỡng cân đối đầy đủ mặc dù thâm canh cao: can thiệp hóa chất làm nghịch vụ, năng suất cao liên tục nhiều năm. Như tại các xã của Cai Lậy Tiền Giang: sau thu hoạch nông dân sẵn sàng đầu tư 200- 300 ngàn/ gốc sầu riêng, để mua các loại phân Hữu cơ chất lượng cao giúp phục hồi đất-rể ngay sau thu.

Ø Sau vài vụ thu hoạch liên tục, cây đạt năng xuất 150-200 kg trái/ cây: sầu riêng thường có cùng biểu hiện trước khi chết:

-         Thối-khô cành làm lá rụng,

-         Cháy lá- rụng lá,

-         Xì mủ thân- gốc- cành,

-         Sâu đục quanh thân: nhiều mùn cưa trồi ra quanh thân, ngay sau thu hoạch;

 Các biểu hiện trên xuất phát từ nguyên nhân do đặc tính cây sầu riêng:

Ø Cho năng suất rất cao/ cây/ vụ: 150 – 300 kg/cây/vụ (50-70 trái/gốc) nên:

Ø Cây lấy rất nhiều dinh dưỡng: cả nhiều lượng và nhiều nhiều dưỡng chất khác nhau để cho năng suất và chất lượng trái, chất lượng cơm: để đạt năng suất như trên một cây sầu riêng cần hấp thu hết 10-20 kg phân hổn hợp NPK+Trung+ Vi lượng (15-15-15+ Trung lượng+TE).

Ø Cây lấy dinh dưỡng nhiều nhất để nuôi trái sau đậu trái 45-60 ngày đến thu hoạch (liên tục 3-4 tháng đến khi thu trái);

Ø Cây sầu riêng bi ức chế, không rải đủ phân vào thời kỳ trước và sau ra hoa: trước ra hoa ( ngưng rải 45-60 ngày) phải ức chế đọt để ra hoa đồng loạt-đúng thời điểm mong muốn và sau ra hoa phải rải phân ít để ức chế đọt giúp chống rụng trái (kéo dài 30-45 ngày): gần 4 tháng liên tục câu bị ức chế không rải đủ phân để dự trữ nuôi trái.

Ø Nhưng ngay sau đó liên tục thời gian 3-4 tháng cây phải sử dụng một lượng dưỡng chất rất lớn mới nuôi đủ số trái để cho năng suất như trên, Tóm tắt theo bảng sau:

Các giai đoạn sinh trưỡng của cây cho trái

Phục hồi: rể- thân-lá

Ức chế cho hoa 1.5-2 tháng

Ra hoa+ nuôi hoa 1.5 tháng

Nuôi trái nhỏ chống rụng 1.5-2 tháng

Nuôi trái lớn: đạt năng suất, chất lượng

Yêu cầu dinh dưỡng NPK+Trung+vi lượng

Tối đa:

40-60 % nhu cầu

Ức chế: 2-3 % nhu cầu= Kali

Vừa đủ: 10-15 % Nhu cầu NPK+TE

Ức chế đọt: 2-5% nhu cầu= Kali

Vừa đủ: 30- 40% nhu cầu cả năm

Rải phân theo Thực tế canh tác

Vừa đủ hoặc thiếu

Không rải

Không rải hoặc rất ít

Không rải + ức chế chủ yếu

Rải thiếu lượng+ thiếu chất

 Nhu cầu cần

5

0

2

1

4

 

6

0

0

0

5

( Còn tiếp)

Ks Phạm Văn Tăng - AGRI HITECH - ĐT 0913 990387 

 

Thông Tin Liên hệ

Copyright © 2013 Agri Hitech . All rights reserved. (Bản quyền của Agri HiTech JSC,)

Agri Hitech SJC  Mục tiêu:   Hiệu Quả Cho Nhà Nông: Thành Công Của AGRI HITECH

MST/ Tax Code: 0311331501;  Tell : 028 66 801 387 - Hotline: 0918 990 387- Fax: 028.22530543

Trụ sở /Office: 273; Đường III; KDC Khang Điền; P. Phước Long B; TP Thủ Đức ; Tp HCM 

Website: www.agrihitech.net - Email: agri.hitech.ltd@gmail.com

CN--Nm: Trảng Bom, Đồng Nai

Design by Ni Na Co., Ltd