chi tiết Kỹ Thuật Canh Tác
Tại sao cây sầu riêng thường hay bị chết
Sau 1-3 vụ thu hoạch cây rất dể bị chết, dưới đây sẽ mô tả thực trạng và phân tích nguyên nhân; định hướng chung cách canh tác để phòng ngừa

 

TẠI SAO CÂY SẦU RIÊNG TRỒNG THƯỜNG HAY BỊ CHẾT

Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng giá liên tục, dù được trồng nhiều, mở rộng diện tích hàng năm các nơi nhưng sản lượng trái không tăng nhiều, nên giá vẫn tăng cao hàng năm, 2014 giá nghịch vụ 55-75 ngàn/ kg, chính vụ 20 ngàn/kg,  đến 2022-2023 giá đã đạt đỉnh mới 150-180 ngàn/ kg chính vụ 65-85 ngàn/kg

Cây sầu riêng là cây có giá trị kinh tế+ hiệu quả canh tác rất cao (Tổng thu nhập= 50-200 trái/cây x 3 kg x 50-80 ngàn/kg x 110-200 gốc/ha> 1-2 tỷ/ha/năm. Sau nhiều năm theo sát các vườn canh tác sầu riêng từ Cao Nguyên đến Miền Tây cả ở Đông Nam Bộ (chủ yếu hai giống có giá trị kinh tế và được trồng nhiều: Thái-Moongthon+RI 6), qua tìm hiểu được bà con phản ánh và phát hiện ra hiện tượng cây sầu riêng rất thường hay bị chết rơi vào các trường hợp sau: 

Tình hình chung từ các vùng canh tác:

Ø Cây suy chết rất nhanh sau các vụ thu hoạch năng suất cao:  cây năng suất càng cao càng nhanh suy kiệt sau đó chết không hồi phục được sau vụ thu hoạch;

Ø Vùng đất tốt, tầng canh tác sâu: đất đỏ bazan, đất mở gà, đất phù sa khả năng phục hồi sau thu hoạch nhanh hơn và ít chết hoặc có tuổi thọ khai thác cao hơn các vùng đất khác như:

-         Tại Đak-Lak vùng Phước An- Krongpak cây ít chết hơn mặt dù năng suất và tuổi thọ nhiều hơn vùng quanh thành phố Buôn Mê Thuột và các huyện khác;

-         Tại Long Khánh- Đồng Nai: Vùng Bình Lộc, Xuân Thanh cây có tuổi thọ khai thác lâu hơn các xã khác như Bảo Quang, Bảo Vinh;

Ø Trong cùng điều kiện thời tiết, cùng giống và cách canh tác cũng thể hiện:

-         Tại Bình Phước: vùng đất sỏi -đất cát sầu riêng dể chết hơn vùng đất đỏ bazan: sầu riêng ở Chơn Thành- Hớn Quản chết nhiều hơn vùng Bình Long- Bù Gia Mập-Lộc Ninh

-         Tại Cái Bè-Tiền Giang vùng cù lao Ngũ Hiệp và vùng Hội Xuân gần sông Tiền cây phục hồi nhanh hơn, ít chết hơn, mặt dù chi phí hồi phục cải tạo đất -rể bỏ ra ít hơn vùng Long Trung-Long Tiên và Long Khánh;

Ø  Cây tơ ít bị bệnh,  rất ít bị chết hơn cây đang thu hoạch (trừ một trường hợp đặc biệt tại Krongpak sẽ phân tích sau);

Ø Trái càng nhiều, thu hoạch nhiều năm liên tục cây càng nhanh bị chết;

Ø Những vườn chỉ rải NPK+ Phun+tưới nhiều hóa chất: cây khó phục hồi và chết rất nhanh (như HTX ĐK tại BMT Đaklak; vùng Long Khánh, Xuân Lộc- Đồng Nai) chỉ sau 2-3 vụ thu hoạch; có năng suất cao liên tục cây không phục hồi được và chết;

Ø Có vùng sầu riêng sẽ nhanh phục hồi tái tạo để cho năng suất cao nếu được: phục hồi đất- bảo vệ rể, sử dụng dinh dưỡng cân đối đầy đủ mặc dù thâm canh cao: can thiệp hóa chất làm nghịch vụ, năng suất cao liên tục nhiều năm. Như tại các xã của Cai Lậy Tiền Giang: sau thu hoạch nông dân sẵn sàng đầu tư 200- 300 ngàn/ gốc sầu riêng, để mua các loại phân Hữu cơ chất lượng cao giúp phục hồi đất-rể ngay sau thu.

Ø Sau vài vụ thu hoạch liên tục, cây đạt năng xuất 150-200 kg trái/ cây: sầu riêng thường có cùng biểu hiện trước khi chết:

-         Thối-khô cành làm lá rụng,

-         Cháy lá- rụng lá,

-         Xì mủ thân- gốc- cành,

-         Sâu đục quanh thân: nhiều mùn cưa trồi ra quanh thân, ngay sau thu hoạch;

 Các biểu hiện trên xuất phát từ nguyên nhân do đặc tính cây sầu riêng:

Ø Cho năng suất rất cao/ cây/ vụ: 150 – 300 kg/cây/vụ (50-100 trái/gốc) nên:

Ø Cây lấy rất nhiều dinh dưỡng: cả nhiều lượng và nhiều nhiều dưỡng chất khác nhau để cho năng suất và chất lượng trái, chất lượng cơm: để đạt năng suất như trên một cây sầu riêng cần hấp thu hết 10-20 kg phân hổn hợp NPK+Trung+ Vi lượng (15-15-15+ Trung lượng+TE).

Ø Cây lấy dinh dưỡng nhiều nhất để nuôi trái sau đậu trái 45-60 ngày đến thu hoạch (liên tục 3-4 tháng đến khi thu trái);

Ø Cây sầu riêng bi ức chế, không rải đủ phân vào thời kỳ trước và sau ra hoa: trước ra hoa ( ngưng rải 45-60 ngày) phải ức chế đọt để ra hoa đồng loạt-đúng thời điểm mong muốn và sau ra hoa phải rải phân ít để ức chế đọt giúp chống rụng trái (kéo dài 30-45 ngày): gần 4 tháng liên tục cây bị ức chế không rải đủ phân để dự trữ nuôi trái.

Ø Nhưng ngay sau đó liên tục thời gian 3-4 tháng cây phải sử dụng một lượng dưỡng chất rất lớn mới nuôi đủ số trái để cho năng suất như trên,

Cây chết và suy kiệt nhanh khó phục hồi do các nguyên nhân và cách xử lý như sau:

1-    Muốn trái nhiều năng suất cao cây cần rất nhiều dinh dưỡng: 4-5% lượng trái: cần 4-5 kg (NPK+SMgCa+Bo FeMnZnCuCoMo) để cho 100 kg trái; 200 kg trái cần 10kg NPK+ Trung vi lượng/vụ

2-    Lượng dinh dưỡng này cây sẽ lấy từ đất, dự trữ trong thân rể để nuôi trái;

3-    Đất càng ngheò- xấu cần bổ xung đủ phân chứa đủ các đưỡng chất trên; phải kèm phân hữu cơ chất lượng, nếu không sẽ hư bộ rể khi rải NPK nhiều;

4-    Ngoài cung cấp đủ dinh dưỡng (đủ lượng và đủ các chất) phải giúp bộ rể khỏe, phục hồi tốt không bị hư, nên phải cải tạo phục hồi đất;

5-    Biểu hiện cây bị suy kiệt thiếu dinh dưỡng: xuất hiện vết bệnh: sì mủ, thối vỏ thân cành; sùng đụt thân, khô đầu lá, rể non không phát triển;

6-    Khi dùng các cách để phục hồi cây: ưu tiên bằng mọi cách phục hồi đất- rể trước (bằng hữu cơ- vi sinh-sinh học chất lượng đậm đặc AHT 72OM 3 2 2), khi có rể non mới cung cấp từ từ NPK+ trung +vi lượng; không được rải NPK+trung vi lượng một lần quá nhiều; khi chưa cải tạo đât, chưa phục hồi chứa phát rể non, không nên rải NPK sơm ( tránh kamf chai làm hư đât, gây thừa phân, đất khó cải tạo và hư luốn bộ rể)

7-    Chỉ phun thuốc bệnh vào phần thân+ lá; không can thiệp thuốc bệnh vào vùng rể non ( tránh gây hại cho vi sinh có lợi, làm đất khó cải tạo và rể rể đất khó phục hồi);

8-    Đối với cây nhỏ mới trồng cây non -cây tơ vẫn xảy ra chết do:

a/ Gãy-rời mắt ghép và gốc ghép do dông-gió, công nhân; liên kết chưa sâu

b/ Dư thừa phân : N-P cây mất khả năng đề kháng bệnh: nấm Rhizocnia Solani tấn công cây nhiểm bệnh: đầu lá bị luột,  khô rụng hết lá chết rất nhanh ( khi rải phân bò nhiều + DAP + Urea)

c/ Vùng đất xấu cây : cây rất chậm phát triển, ít chết hơn nhưng; rất dể nhiễm sâu bệnh;

Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng giá liên tục, dù được trồng nhiều, mở rộng diện tích hàng năm  nhưng sản lượng trái không tăng nhiều, nên giá vẫn tăng cao hàng năm, 2014 giá nghịch vụ 55-75 ngàn/ kg đến 2022-2023 giá đã đạt đỉnh mới 150-180 ngàn/ kg;

Để tránh hiện tượng trên chúng tối sẽ có hướng dẫn Qui trình kỹ thuật canh tác đạt năng suất- chất lượng trái nhưng vẫn phòng ngừa cây chết, tăng sực đề kháng, , phát triển bền vững lâu dài;

(mời tham khảo thêm các phần trình bày sau;)

Ks Phạm Văn Tăng ; www.agrihitech.net,  agri.hitech.ltd@gmail.com

 Hình bên dưới chụp thực tế tại Bình Hòa, Tam Bình Cại Lậy, ngay sau thu hoạch nghịch vụ cây suy, xuống cấp trầm trọng cần phục hôi nhanh

Phục hồi sầu riêng

Thông Tin Liên hệ

Copyright © 2013 Agri Hitech . All rights reserved. (Bản quyền của Agri HiTech JSC,)

Agri Hitech SJC  Mục tiêu:   Hiệu Quả Cho Nhà Nông: Thành Công Của AGRI HITECH

MST/ Tax Code: 0311331501;  Tell : 028 66 801 387 - Hotline: 0918 990 387- Fax: 028.22530543

Trụ sở /Office: 273; Đường III; KDC Khang Điền; P. Phước Long B; TP Thủ Đức ; Tp HCM 

Website: www.agrihitech.net - Email: agri.hitech.ltd@gmail.com

CN--Nm: Trảng Bom, Đồng Nai

Design by Ni Na Co., Ltd