I. KỸ THUẬT TRỒNG
1. Kỹ thuật trồng và canh tác:
* Đất trồng mít
- Mít thích hợp với nhiều loại đất, nhưng đát phải thoát nước tốt không được ngập úng .
- Đào hố kích cỡ : 60cm x 60 cm x60 cm trở lên, bón lót bằng các loại phân rác hoai mục, phân xanh ủ hoai, hoặc phân hữu cơ vi sinh đặc chủng AGRI KHC BIOWAY.
- Bón lót trước khi trồng :
+ 0,1 kg vôi /hố ( sau khi đào xong tiến hành bón vôi ngay )
+ Phân hữu cơ vi sinh AGRi KHC BIOWAY 0,2-0,5kg /hố
+ lân : 0,5 kg /hố
-Cách bón: bón hỗn hợp 2 loại trên vào hố , sau đó trộn đều.
+ Trồng cây vào nén chặt đất cho rẽ cây và đất tiếp xúc nhau cây mau ra rễ
* Mật độ, khoảng cách trồng:
Hàng x hàng = 7m; Cây x Cây = 6 m (đất nghèo dinh dưỡng thì trồng dày cây hơn có thể là 6x5m hoặc 6x6m )
* Thời vụ trồng :thường trồng vào T5-T6 dương lịch, ưu điểm của vụ này vào mùa mưa, cây đủ độ ẩm để phát triển. tuy nhiên nếu có đủ nước tưới trong mùa khô thì trồng mùa khô cũng được.
* Chuẩn bị giống cây trồng:
Cay ghép mắt, gốc ghép trên 1 năm tuổi, cây cao 20 cm trở lên đựng trong bầu nylon đen kích cỡ 30x11 cm.
* Cách đặt cây giống:
+ Đặt cây sao cho bầu cây nằm ngang mặt đát, chú ý phần ngay mắt ghép phải nằm trên mặt đất .
+ Cây mít nếu trồng quá sâu rễ mít sẽ bị nấm tấn công gây hại .
+ Trồng xong lấp đất chặt gốc để rễ mau tiếp xúc với đất.
+ Vào mùa nắng khi đất khô cần tủ gốc bằng rơm hoặc cỏ khô để giữ ẩm .
II. KỸ THUẬT CHĂM SÓC
1. Tưới nước :
Các lô mít sau khi lắp đặt hệ thống tưới xong, tưới lần đầu cho đẫm nước. sau đó kiểm tra lượng nước tưới đủ bảo đảm chocaay thì những lần sau tưới định kỳ 05 ngày /lần.
- Thời gian tưới mỗi lần tuỳ thuộc vào tính chất đất của từng lô và phụ thuộc vào lưu lượng nước mạnh yếu của từng lô nhưng sau khi tưới xong đất đất phải có độ ẩm sâu xuống ít nhất là 30 cm.
2. Tỉa cành, tạo tán :
- Phương pháp tỉa cành ,tạo tán :
+ Để 3 cành cấp 1 đối xứng nhau cách mặt đất 50 cm trở lên .
+ Tỉa bỏ bớt các cành ,nhánh cấp 1 nhỏ nằm sát nhau trên thanh chính, nên để lá khoảng 20-30 cm trở lên.
+ Trên cành cấp 1 có rất nhiều cành cấp 2, cấp 3 và cấp 4, nên tỉa bỏ bớt các cành cấp 2,3,4 đi, khoảng cách giữa 2 cành cấp 2, nên để lại là từ 10 cm đổ lên và nên đối xứng nhau, để tạo cho tán cây có bộ khung cân đối và thông thoáng để giảm bớt khả năng gây hại của sâu ăn lá.
+ Nếu cây xuất hiện quả nên tỉa bỏ bớt, chỉ chừa lại 2 quả mọc trên thân chính, ở năm thứ 3 cho trái bói. Từ năm thứ 4 trở đi, tuỳ khả năng của từng cây mà quyết định để số lượng trái nhiều hay ít.
- Khống chế chiều cao cây không quá 5-7m, tỉa bỏ những cành mọc thấp (<1m).
3. Bón phân cho cây ;
* Cây năm 1:
- Sau trồng 02 tháng: Bón 200 g phân AGRI KHC BIOWAY.
- Sau trồng 04 tháng: bón 250 g phân AGRI KHC BIOWAY.
- Sau trồng 06 tháng: bón 300 g phân AGRI KHC BIOWAY.
- Sau trồng 12 tháng: bón 500 g phân AGRI KHC BIOWAY.
* Cây năm 2 :
-Bón 2-3 kg phân AGRI KHC BIOWAY. chia làm nhiều lần bón, khoảng 0,5-1, kg/lần
* Cây năm 3:
- Bón 1-1,5 kg phân AGRI KHC BIOWAY +0,5 kg NPK /lần. bón khoảng 3-4 lần/năm.
* Phương pháp bón :
Có thể rạch hố hoặc bón trực tiếp gần gốc, nhưng phải đảm bảo đất đủ ẩm và tưới đủ nước trước và sau khi bón.
4. Phòng trừ sâu bệnh :
- Định kỳ 02 tháng phun phòng 01 lần thuốc ngừa nấm hồng và sâu đục thân.
- Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh hại để phun thuốc phòng và trị cục bộ kịp thời, nếu phát hiện sâu đục thân thì dùng kim tiêm, tiêm thuốc vào đường đục, hoặc lấy gòn chấm thuốc bít đường đục lại.
- Đầu mùa mưa tiến hành quét thuốc Boocdor vào gốc cây để phòng bệnh xì mủ thân.
- Định kỳ 03 tháng 01 lần phun thuốc Nokap II để phòng mối và tuyến trùng gây hại rễ và phun phòng chế phẩm HiTech Trichoderma phòng bệnh trên cây mít.
* Phun xịt một số bệnh phổ biến :
- Sâu đục trái, dưỡng trái :
+ Loại thuốc: Motox, BI58 kết hợp một số loại phân dưỡng trái như AGRI SH
+ Cách phun : Phun ướt đều quanh tán lá, trái.
- Sâu đục thân : Nếu thấy đường đục sâu đục thân, thì dùng que kẽm cho vào đường đục để giết chết sâu, sau đó pha 1 ít thuốc nước dùng kim tiêm bơm vào đường đục, hay lấy bông gòn chấm thuốc rồi bít lỗ đường sâu đục lại.
- Trị bệnh héo đen đầu lá : dùng dung dịch Bordeaux nồng đọ 1%: Dùng trị bệnh héo đen đầu lá. Dùng vôi sống, Sulfat đồngvà nước với tỉ lệ 1:1:100. Hoà tan hoàn toàn 1 kg sulfat đồng trong 80 lít nước và 1kg vôi trong 20 lít nước còn lại. Dung dịch trên được lọc để loại bỏ tạp chất, tiếp theo đổ từ từ dung dịch sulfat đồng vào d d nước vôi trong (không được làm ngược lại).
- Trị Nấm hồng: dùng d d bordeaux nồng độ 5%: Dùng chủ yếu trị bệnh nấm hồng . Pha sulfat đồng , vôi sống và nước với tỉ lệ 1: 4: 15. Hoà tan hoàn toàn 1kg sulfat đồng trong 5 lít nước và 1kg vôi trong 10 lít nước còn lại. cách pha tương tự như dùng cho nồng độ 1%.
- Phòng Nấm Phythopthora : Phun đại trà vào gốc cây dung dịch HiTech Trichoderma để phòng nấm Phythopthora gây hại.
+ loại thuốc HiTech Trichoderma
+ Nồng độ phun : 200 ml/ bình 16 lit
Chý Ý :
- Không dùng các dụng cụ bằng sắt, nhôm để pha và sử dụng dung dịch Bordeaux, vì thuốc có khả năng ăn mòn. Tốt nhất nên dùng dụng cụ bằng nhựa, thép không rỉ.
- Pha và sử dụng trong ngày, không lưu trữ vì giảm hiệu quả trị bệnh.
6. Thu hoạch và bảo quản :
Độ già thu hoạch khi trái mít từ 100- 120 ngày sau trổ hoa. Trái mít có mùi thơm nhẹ, gai nở đều. Khi thu hoạch dùng kéo cắt cành cắt ngang cuống trái và tránh để trái va chạm, trầy xước, và tiếp xúc xuống đất. Thu hoạch đúng độ chín, sau khi thu hái có thể sau 2-4 ngày mít sẽ tự chín ở nhiệt độ bình thường. Sau khi thu hoạch cần bảo quản mít ở nơi thoáng, không để trái tiếp xúc trực tiếp xuống đất. Mít có thể bảo quản được 3-4 tuần ở nhiệt độ 11-13oC.
( tham khảo TL)
Copyright © 2013 Agri Hitech . All rights reserved. (Bản quyền của Agri HiTech JSC,)
Agri Hitech SJC Mục tiêu: Hiệu Quả Cho Nhà Nông: Là Thành Công Của AGRI HITECH
MST/ Tax Code: 0311331501; Tell : 028 66 801 387 - Hotline: 0918 990 387- Fax: 028.22530543
Trụ sở /Office: 273; Đường III; KDC Khang Điền; P. Phước Long B; TP Thủ Đức ; Tp HCM
Website: www.agrihitech.net - Email: agri.hitech.ltd@gmail.com
CN--Nm: Trảng Bom, Đồng Nai