chi tiết Kỹ Thuật Canh Tác
Cách xử lý để sầu riêng có trái đạt Cơm vàng- Bột ngọt-Da xanh -Trái Đẹp
Để đạt hiệu quả cao khi canh tác sầu riêng; khi thu hoạch sàu riêng phải đạt 02 yêu cầu: số trái-ký/cây; màu trái và chất lượng cơm bên trong; Phải xủ lý đồng bộ nhiều cách xuyên suốt quá trình canh tác

 - Cách xử lý cho trái sầu riêng lớn nhanh, không bị méo Màu trái đẹp, tăng chất lượng cơm:

Trái sầu riêng đạt chất lượng bán được giá cao ơphair đạt: Cơm Vàng, Bột Ngọt, Da Xanh, Trái đẹp khi gần chin màu trái vẫn xanh – tươi (hơi sậm);múi không bị cháy; không bị đen, không chảy nước, không bị sượng. 

3 cách xử lý chống rụng nhanh kịp thời  đã đạt 80% yêu cầu này

A-  Nguyên nhân trái không đẹp, cơm không đạt:

a.  Phun các loại thuốc ngừa bệnh không hợp lý sẽ ức chế quá trình tạo diệp lục nên vỏ trái mất màu xanh: các loại thuốc chứa Zn kẽm, Cu Đồng dư thừa điều gây ngộ độc ức chế tạo diệp lục, mất màu xanh,

Trái bị nhiễm bệnh (xì mủ thân, thối cành: vết bệnh dể lây sang trái, thối trái), côn trùng chích hút (kèm theo trái bị hư) phòng ngừa trước- sau 7-15 ngày thụ phấn;

b.  Thiếu dưỡng chất thời kỳ nuôi hoa: chất lượng nhụy- phấn hoa thấp không thụ phấn hoàn chỉnh: trái bị méo hoặc rụng;

c.   Dinh dưỡng cung cấp (qua rể-lá) thiếu các chất tạo thành diệp lục tố: Acid Amin, N, Mg,Cu,Mn,Zn,Fe trái không có màu xanh: khi phun một chất quá nhiều sẽ cạnh tranh và ngăn cản cây hấp thu các chất khác: hay gặp khi Phun nhiều Ca (Canxi- Ion dương) sẽ gây ra sự cạnh tranh, ngăn cản sự hấp thu Mg, Mn, Zn,Fe,Cu, Co và K (các dưỡng chất dang ion dương bị cạnh tranh) và cả P

d.  Rể bị hư không hấp thu dưỡng chất, cây bị suy không đủ sức để nuôi trái, theo nguyên lý: cây sung trái sẽ xanh- cơm đạt chất lượng, cây suy trái sẽ úa- cơm bị nhão sượng. Trái được nuôi dưỡng từ dưỡng chất hấp thu qua rể, nếu không đủ nó sẽ lấy dưỡng chất dự trũ từ thân cành, lá, rể,…

e.   Cung cấp dinh dưỡng mất cân đối: Một số chất quá thừa, một số chất bị thiếu, phun chất kích thích nhiều nhưng thiếu nhiều các dưỡng chất khác: da bị nứt, sậm màu, cơm trắng, sượng , cơm không vàng bột không ngọt (bi dạt hoặt không mua khi bi như vậy); Phun dư thừa các phân Vi lượng và loại vi lượng ngừa bệnh ( Zn, Cu) sẽ tao da nâu, da luốc

f.    Rải phân Kali dạng Clorua quá nhiều (Kali muối ớt), trái tích lũy clo, võ trái sẽ hình thành sắc tố màu nâu (phức hợp của Clo) làm trái sậm không được đẹp; Clo còn làm cơm sầu riêng tích nước, hơi bị đắng, màu nhạt. Nguyên nhân này xảy ra thường xuyên vùng sầu riêng xen canh với cây cà phê-tiêu-chè, rải nhiều phân chứa quá nhiều Kali Clorua (không rải các sản phẩm NPKS có Kali thuộc dạng Sulphat). Clo (Cl-có trong KCl): rải lượng nhiều sẽ cạnh tranh, ngăn cản sự hấp thu lân (HPO4)2-, (HBO3)2-, (SO4)2-: gây thiếu P, Bo, S: gay rung trái, chất lượng cơm giảm, trái nhỏ,…( Viên cây Ăn Quả MN đẫ thử nghiệm và chứng minh, nhà vườn trồng SR trong cà phên cũng đều bị như vậy)

g. Màu trái không đẹp thường đi kèm với trái lớn-nhỏ, không đều, bị thối, trái méo, cơm bị sượng-chảy nước- đen-đắng. tỉ lệ dạt rất cao, hoạt chỉ bán cấp thấp (làm kem0

B-   Xử lý ( dựa theo kinh nghiệm thực tế nhà vườn các nơi đã và đang thực hiện: Phòng ngừa ngay từ khi vừa hình thành mắc cua, xử lý trước thụ phấn 10-15 ngày và sau khi trái đậu trái, cả vào gia đoạn nuôi trái cho đến ngày gần thu hoạch.

1/ Xử lý phòng ngừa khi nuôi hoa-mắc cua, trước sổ nhụy:

-       Phục hồi rể-tán lá -cành, phòng ngừa sùng- sâu bệnh trước khi vào đợt cho ra hoa, làm trái mới;

-       Ngay sau có mắt cua 7-15 ngày: Tưới nước +rải phân ( 20-10-10, 16-16-8-13S + Hữu cơ vi sinh đậm đặc-chất lượng AHT 72 OM 3 2 2)+ phun kích đọt, giúp cây phát đọt nhanh-mạnh+ phục hồi lại tán lá ngay trước sổ nhụy 7-15 ngày+ Phun ngừa bệnh+ rầy nhện trong giai đoạn này;  phục hồi lá đẹp trái mới đẹp

-       Phun cho lá non già nhanh (=Kali Bo đậm đặc) kết hợp thuốc ngừa rầy- nhện đỏ trước sổ nhụy 5-7 ngày (không phun trừ rầy-sâuvào giai đọan sổ nhụy để tránh diệt côn trùng có ích hổ trợ sầu riêng thụ thụ phấn, giảm chất lượng phấn-nhụy hoa)

-       Không để cây bị quá suy, không để rể bị hư: rải phân và xử lý như trên.

2/ Xử lý chống rụng sau thụ phấn- sổ nhụy (sau thụ phấn đến 60 ngày) khi trái đạt 1kg/trái: kết hợp đồng bộ nhiều cách, nhiều lần, 3-4 ngày/lần như sau: (vừa chống rụng vừa giúp trái đẹp, lớn nhanh) 3 cách xử lý chống rụng nhanh kịp thời  

- Nên thụ phấn nhân tạo khi cây xổ nhị từ 18-21h hàng ngày trong thời gian sổ nhị cho các đợt hoa: 5-10 ngày liên tục

A- Các kỹ thuật xử lý Chống rụng hiệu quả+ Nuôi trái+ Da xanh + Trái đẹp

1-Phun trực tiếp trái để chống rụng: giúp trái lớn nhanh, da xanh chắt cuống: 24 giờ sau xổ nhị

*Phun trực tiếp vào trái sau 24 giờ xổ nhị AH Sh Chống Rụng 1-2 đợt cách 4-5 ngày 2.5-3cc/lít,

*Các đợt sau đó phun trái kết hợp AH Sh Chống Rụng 3-4 cc/l với 2cc/l AH Aphostyl, cả chống rụng ngừa bệnh, 4-7 ngày/ lần

*Và xen kẻ kết hợp AH Sh Chống Rụng 3-4 cc với 2.5g/l AH LT (trái lớn nhanh) 4-7 ngày/ lần chống rụng giúp trái lớn nhanh;

AH Sh Chống Rụng và AH LT (trái lớn nhanh) không phun vào lá đọt; (không phun các phân khác vào trái) 

2-Khống chế đọt- Chặn đọt, không cho đọt phát triển: Phun AH Aphostyl KCĐ (đỏ) hoặc Kali Bo Đậm đặc, chuyển dưỡng chất về nuôi trái

*Khi cây phát đọt hay có biểu hiện phát đọt mạnh: xuất hiện mũi giáo nhiều nên phun AH Aphostyl KCĐ (đỏ): 1-2 lần

- 5-10% cành có mũi giáo nên phun  AH Aphostyl KcĐ liều thấp  2-2.5 cc/l = 400-500ml/ 200l nước;

- 10-30% cành có mũi giáo nên phun  AH Aphostyl KcĐ liều trung bình  3-4cc/l = 600-800ml/ 200l nước;

- Hơn 30% cành có mũi giáo nên phun  AH Aphostyl KcĐ liều cao  4-5cc/l = 800-1000ml/ 200l nước

* Khi 0-5% cành có mũi giáo- đọt chỉ nên phun  AH Kali Bo đậm đặc liều cao 10-12g/l = 2-2.5 kg/ 200l nước

- Nên Phun xen kẽ với AH KaliBo đậm đặc liều cao phun lá định kỳ 4-7 ngày lần ( Kali BO đậm đặc: khống chế đọt - làm lá già nhanh); (không phun Aphostyl KcĐ)

 

3-Rải Kali SulPhat K2SO4Chỉ rải khi cây biểu hiện phát đọt mạnh, rải Kali Sulphat 0.5-1.5 kg/gốc, rải đều mỏng tưới liền, cách 5-7 ngày rải lại; không rải 1 lần nhiều sẽ gây cháy rể, làm suy cây, không đủ sức nuôi trái,

4-Phòng ngừa dịch hại:  *Phun trái ngừa Bệnh thối trái, thối cành, để trái xanh: Phu AH Sh chống rụng chung với Aphostyl (Xen kẻ AH LT), sau đó xen kẻ với Antracol và Metalaxyl 1-2 lần (Không phun thuốc khác vào trái)

* Phun lá Phun thuốc trừ rầy+ Rếp + Nhện với 10g/l= 1kg Kali Bo Đậm đặc/ 200 lít Hay phun chung với 500 ml AH Aphostyl( ngừa bệnh với các thuốc Nhện +Rầy +Rệp;

B-KỸ THUẬT XỬ LÝ ĐỂ NUÔI TRÁI LỚN NHANH; ĐẠT NĂNG SUẤT+ CHÂT LƯỢNG: Cơm Vàng, Bột Ngọt, Da xanh, Trái Đẹp;

1-Phun trái cung cấp trực tiếp giúp nuôi trái Lớn nhanh+ Ngừa bệnh– Da xanh trái đẹp:

a-Phun chống rụng+Giúp trái lớn nhanh, tròn đều, da xanh: Phun chống rụng ASh CR (AGRI Sh TVL Chống Rụng 2-2.5cc/ lít nước và phun nuôi trái  Phun 3-4cc/l   + 2.5-3g/l AH LT, 4-7 ngày/ lần và  phun xen kẻ với AH APHOSTYL để ngừa bệnh

b-Giúp trái lớn nhanh vừa ngừa bệnh phun  3-4cc/l  AH Sh CR (AGRI Sh TVL Chống Rụng Với 2.5cc AH APHOSTYL (Lân Xanh Phosphonat) Đậm đặc/ lít và  nên xen kẻ kết hợp 1-2 đợt với Antracol + Metalaxyl

c- Khi trái đủ kích cở Ngưng phun AH Sh CR (AGRI Sh TVL) Chống Rụng + AH LT;; chuyển qua chỉ phun 2.5cc AH APHOSTYL (Lân Xanh Phosphonat) Đậm đặc/ lít  Hoặc AH APHOSTYL Sali+ kết hợp Với Anvil xen kẻ Tilt Super 1-2 đợt trước xuất bán 7-15 ngày, Không cộng thêm loại khác, không phun quá liều, nên phun nhiều lần)

2-Phun lá để chuyển dinh dưỡng nuôi trái- Làm già đọt nhanh, kết hợp ngừa bệnh: (phun lá xen kẻ với phun trái cách 1-2 hôm)

a-Phun định kỳ 7-10 ngày lần 5-7g AH Kali Bo Đậm Đặc cộng với 2.5cc AH APHOSTYL, để ngừa bệnh;

b-Khi có biểu hiện bệnh phun 5-6g AH Kali Bo Đậm Đặc cộng vơi 3cc  AH APHOSTYL Sali/ lít; phun 5-7 ngày/ lần

c-Khi cần làm già đọt hay ức chế đọt nên tăng liều 10g AH Kali Bo Đậm Đặc / lít phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày;

3-Rải gốc để chuyển dinh dưởng nuôi trái: ( tình trạng cây có đọt ít+ lai rai là tốt nhất)

a-Khi trái phát triển bình thường+ không phát đọt mạnh nên rải 1-2 kg NPKS 15-15-15S/ gốc + 2-4 kg AHT 72OM 3 2 2 (chỉ rải để mồi rể khi rể không có +yếu); rải định kỳ 10-15 ngày/ lần ( trộn rải tưới ngay);

b- Khi cây phát đọt mạnh + Rể mạnh chỉ nên rải 1-2 Kg Kali Sulphat/ gốc ( tưới ngay) khi lá+đọt già, sau 15 ngày chuyển qua rải NPKS 15-15-15S; như trên;

c- Trái gần đạt kích thướt trước thu 20-30 ngày nên trộn 15-15-15S (0.5-0.7kg) với Kali Sulphat (0.5-0.7Kg) rải tưới ngay; Không rải 1 lần quá nhiềudể  gây cháy rể, hư đất ( sẽ làm vỏ trái bị nám, không đẹp) có thể chia nhỏ để rải  5-7 ngày/ lần là tốt nhất, hạn chế tưới rải các loại phân có chất kích thích, chưa được kiểm chứng gây hư rể;

4-Cách phòng ngừa Các bệnh gây xì mủ, thối trái, đen+ chảy nước+ sượng múi:

a-Phun trái phòng ngừa Giúp trái lớn nhanh vừa ngừa bệnh phun  3-4cc/l  AH Sh CR (AGRI Sh TVL Chống Rụng với 2.5cc AH APHOSTYL (Lân Xanh Phosphonat) Đậm đặc/ lít và Xen kẻ  với 1-2 lần với Antracol và  Matalaxyl nên kết hợp;

Hoặc phun trị bệnh AH APHOSTYL Sali (đặt trị bệnh nhanh)+ kết hợp  với Antracol và  Matalaxyl (Không cộng thêm loại khác, không phun quá liều, tránh gây nám trái, nên phun nhiều lần);

b-Phun lá ngừa bệnh, trị rầy nhện: thuốc trừ rầy nhện phun chung với 2.5cc AH APHOSTYL (Lân Xanh Phosphonat) Đậm đặc/ lít, hoặc phun chung với AH APHOSTYL Sali (đặt trị bệnh nhanh) hoặc chung  AH Kali Bo Đậm Đặc liều thấp 2.5 g/lít

c-Phun cả trái và lá khi trái nhỏ  2.5cc AH APHOSTYL (Lân Xanh Phosphonat) Đậm đặc/ lít và Xen kẻ  trộn với 1-2 lần với Antracol và  Matalaxyl nên kết hợp; Hoặc khi trái nhỏ phun trị bệnh AH APHOSTYL Sali (đặt trị bệnh nhanh)  Antracol;

d-Khi trái lớn gần thu  AH APHOSTYL Sali (đặt trị bệnh nhanh) Matalaxyl Với Metalaxyl, xen kẻ Anvil Tilt Super 1-2 đợt trước xuất bán 7-15 ngày để da xanh trái đẹp, cơm vàng bột ngọt

 

Trên đây là 4 biện pháp đạt hiệu quả: Trái lớn nhanh, Da xanh, cơm vàng, Bột ngot, bảo về được rể, bảo vệ cây, không có dư lượng- Sạch;

3/ Giai đoan nuôi- thúc trái lớn nhanh: sau 45-60 ngày sổ nhụy- trái hết rụng- đạt 1kg/trái cho đến thu hoạch: cần lưu ý thêm

-      Ngắt- tỉa bỏ bớt các trái bị thừa: méo, chậm lớn, màu không đẹp, dể gây gãy cành khi trái lớn (tỉa bớt trái chùm có nhiều trái phía ngoài chóp cành), trên cành bị: xì mủ+rụng lá+ không phục hồi được

-      Số lượng trái để lại/cây theo nguyên tắt: để giúp trái đẹp đủ kích cở chất lượng khi thu hoạch, giúp cây dể phục hồi-tái sản xuất vụ sau:

a/Gốc lớn- cành sung sức- không vết bệnh để nhiều trái ( có thể > 100-250 trái/gốc) vùng đất tốt tầng canh tác sâu, đất bazal+ mở gà nê để trái nhiều;

b/ Rể hư+ Cây suy + cành mất sức + nhiều vết bệnh: để trái vừa phải 40-60 trái/cây; vùng đất sét pha cát, đất sỏi, tàng canh tác cạn nên để trái ít

Quyết liệt tỉa bỏ không nên tiết lượng trái thừa- méo dư; để bảo vệ cây cho vụ sau và bảo vệ lượng trái đang có đạt chất lượng và sản lượng

Chăm sóc phun-rải phân cho cây theo nguyên tắt: “Tốt rể-Tốt cây – Đẹp Trái” bằng cách: Cải tạo đất, Phục hồi- ngừa bệnh cho rể, cung cấp đày đủ chất cho cây-trái: N-P-K, Ca-Mg-S-Si, Bo-Mo-Co-Mn-Zn-Cu-Fe, Acid Amin, Humic, Fulvic,… (Rải kết hợp NPKS với Hữu cơ -vi sinh-sinh học đậm đặc: đủ 6 nhóm chất )

Ks Phạm Văn Tăng ; www.agrihitech.net,  agri.hitech.ltd@gmail.com

 

Thông Tin Liên hệ

Copyright © 2013 Agri Hitech . All rights reserved. (Bản quyền của Agri HiTech JSC,)

Agri Hitech SJC  Mục tiêu:   Hiệu Quả Cho Nhà Nông: Thành Công Của AGRI HITECH

MST/ Tax Code: 0311331501;  Tell : 028 66 801 387 - Hotline: 0918 990 387- Fax: 028.22530543

Trụ sở /Office: 273; Đường III; KDC Khang Điền; P. Phước Long B; TP Thủ Đức ; Tp HCM 

Website: www.agrihitech.net - Email: agri.hitech.ltd@gmail.com

CN--Nm: Trảng Bom, Đồng Nai

Design by Ni Na Co., Ltd