chi tiết Kỹ Thuật Canh Tác
Các thời điểm sầu riêng dể rụng trái cần xử lý
Phát hiện sớm được các thời điểm sàu riêng dể bị rụng trái để có giải pháp xử lý kịp thời giúp đem lại hiệu quả cao

   ·    Các thời điểm sầu riêng dể rụng trái cần xử lý: 

Có 3 cách chông rụng áp dung kết hợp một cách hiệu quả; được áp dụng khi rơi vào các thời điểm dể rung như sau:

1- Phun Trái bằng AH Sh Cr chống rụng ;

2- Phun chặng đọt Khống chế đọt bằng AH Aphostyl (đỏ)

3- Rải Kali vào rể;

Ngay sau thụ phấn đến 30-45 ngày sau dể rụng nhất; (45-60 ngày vẫn rụng khi gặp điều kiện bất lợi khác); các điều kiện bất lợi gây rụng trái (được tổng hợp kinh nghiệm thực tế cả ở Miền Tây –ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Cao Nguyên nhiều năm từ 2012- nay):

a-     Sau đợt nắng hạn nhiều gặp trời mưa (cây dể phát đọt);

b-    Sau khi nắng liên tục gặp mưa nhiều;

c-     Cây Phát đọt mạnh sau mưa, phát đọt đi mạnh sau 3-4,5 tháng khống chế đọt làm trái, nuôi hoa

d-    Sau đợt rải phân nhiều; mất cân đối không hấp thu hết trong mùa nắng để phục hồi cây, nuôi hoa; cây sẽ hấp thu mạnh N và P sau mưa, ngay sau khi sổ nhị;

e-     Thời tiêt oi bức; đứng gió;

f-      Sau các đêm sương nhiều; mưa dầm, ướt lá; lâu khô; nắng ít; không có gió.

g-     Tốc độ hình thành đọt nhiều- nhanh, phát đọt mạnh: phải xử lý cấp tốc (cả phun chống rụng cho trái,- Phun Chặn đọt – rải gốc);

h-    Màu trái: nhạt, không tươi; hơi nhạt màu (nên Phun trái), dể tạo tầng rời ở cuống, khó hình thành mạch vỏ và mạch gỗ để chuyển đủ dinh dưỡng nuôi trái

i-       Độ dai-bám dính cuốn trái thấp, cây rất dể rụng trái: do nhiểm bệnh ( mùa mưa: phun thuốc ngừa bệnh + chống rụng) côn trùng cắn, chích hút trái: nhện đỏ+rầy trắng+ rệp sáp (mùa nắng- kiểm tra cả lúc sẩm tối),

j-       Phải kiểm tra liên tục hàng ngày (sáng+chiều mát cả ban đêm từ 19-21 giờ)), để xử lý ngay để chống rụng hiệu quả khi gặp các điều kiện trên;

·        Biểu hiện các nguyên nhân trước khi rụng:

1.     Cuống trái sẽ hình thành tầng rời dể rụng khi quá trình tổng hợp-chuyển hoá- trao đổi chất- bài tiết chất độc gặp trở ngại; bị thiếu dưỡng chất: do mưa nhiều, nắng ít, đứng gió, sương nhiều; lá ướt lâu khô, quang hợp- hô hấp không được: màu vỏ trái nhạt-úa không tươi, không xanh mướt

2.     Cuống trái bị trương nước khi mưa nhiều, nhiệt độ thấp không đủ tạo nồng độ dinh dưỡng, giảm độ bám dính cuốn trái: màu vỏ trái nhạt-úa không tươi, không xanh mướt

3.     Dư thừa một số dưỡng chất nghiên về phát triển đọt: N, Acid amin (Amino Acid), P,…các chất này do rải nhiều cây không hấp thu được. Đầu mùa mưa nước mưa cung cấp: nhiều đạm, trong đất được khoáng hoá mạnh cung cấp nhiều dinh dưỡng cho rể, thời tiết dể kích thích phát rể và hấp thu dinh dưỡng để cây ra đọt mạnh (Tất cả các loại cây khác cũng vậy). Khi cây bị dư các chất trên rất dể gây ra rụng trái. Khi đọt phát triển mạnh: sẽ hút toàn bộ chất dinh dưỡng lên đọt (Nguyên lý ưu thế ngọn của cây) trái nằm dưới cành không được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ hình thành tầng rời gây rụng.

4.     Thiếu nhiều các chất có nhiệm vụ nuôi trái chuyển hoá dinh dưỡng, tăng độ bám dính cuống trái: K (quan trọng nhất: vừa khống chế N, vừa hình thành chất vận chuyển ( mang) đem các dưỡng chất khác nuôi trái), Bo, Ca, Mg, Mo, Co…(do cung cấp ít hoặc bị chất khác dư thừa ức chế cây không hấp thu được: không phun loại phân chỉ chứa 1-2 chất Dinh đưỡng sẽ gây ức chế – đối kháng không hấp thu các đưỡng chất khác: phun Ca nhiều sẽ gây thiết K )

5.     Thời tiết thay đổi quá đột ngột: từ nắng hạn nhiều sang mưa nhiều liên tục, Từ nóng bức sang lạnh đột ngột, làm cây hấp thu thiếu dưỡng chất, không quang hợp. Tổng hợp dưỡng chất nuôi trái không thích nghi kịp, bị dông gió, nhưng cuốn trái dòn nên dể rụng.

6.     Rể bị hư không kịp hồi phục do bị ngộ độc, đất chai khi rải phân hoá học liên tục-nhiều lần từ vụ trước, phun tưới pachlo nhiều, nhưng không có biện pháp xử lý ( Biểu hiện: rể đen, không có rể cám, không bắt phân sau rải, pH đất thấp <4, bị ngứa chân sau mưa nhiều).

Thực tế canh tác: Các điều kiện bất lợi dể rụng trái và các điều kiện thuận lợi chống rụng quả nên lưu ý và can thiệp hợp lý;

Các biện pháp chống rụng hiệu quả dựa trên nguyên tắt:

a-     Có giải pháp Chống rụng trái ngay (3 cách đã hướng dẫn) khi phát hiện có các dấu hiệu, biểu hiện như trên qua: thời tiết, phát đọt, màu trái, màu cuống trái,…

b-    Áp dụng phòng ngừa rụng trái ngay cả trong giai đoạn nuôi hoa –mắt cua: không rải quá nhiều phân chứa N-P, rải cân đối loại NPK (chứa 100% Kali Sulphat) có bổ sung các chất khác: CaMg,S, Bo+TE trong cùng một sản phẩm

c-     Không nên tập trung sử dụng loại phân chỉ chứa một-hai loại đơn chất dinh dưởng, sẽ gây thừa và cả thiếu mốt số dưỡng chất khác (trong giai đoạn nuôi trái cây cần: 13 loại dưỡng chất với hàm lượng khác nhau) nhất là khi chống rụng + > 17 loại, amino acid, + gần 10 loại chất họa hóa - điều tiết sinh học+ 5 loại Vitami;

d-    Hạn chế tối đa sử dụng quá nhiều chất ức chế sinh trưởng (Ethphon-Epthron, Pachlobutazol), chỉ dử dụng khi phát đọt non quá mạnh, lạm dụng sẽ làm trái chậm lớn- màu trái không đẹp, cây bị suy kiệt sau vụ thu hoạch, khó phục hồi- chết cây; ( nhiều vườn sau khi phun chặn đọt quá liều sai cách trái bị chín ép sẽ rụng hết hoặc trái nhỏ lại)

e-     Kết hợp các loại phân chống rụng phun với thuốc ngừa bệnh (mùa mưa) và phun phòng trị côn trùng chít hút vào mùa nắng (rầy trắng, rầy nhảy, nhện đỏ, bọ cánh cứng cạp trái-cuống trái)

·        Số Lượng trái đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất: 40- 100 trái/ cây X 3-4kg/trái ( 120-400 kg trái/cây), tùy vào: Tuổi cây-Độ sung sức- Đất- Sức khỏe vụ trước của cây, khả năng phục hồi của cây;

·        Nếu trái đậu nhiều, cây-trái bị bệnh xì-mủ, thối cành, rụng lá: phải bỏ bớt trái để cứu cây, nếu để cây nuôi trái nhiều cây sẽ chết trước thu hoach (sẽ bỏ toàn toàn bộ trái hay rất nhiều trái) hoặc khó phục hồi hoặc năm sau không phục hồi kịp để cho trái

Tình trạng trên xảy ra rất nhiều tât cả các vùng trồng sầu riêng gây thiệt hại rất nặng cho người trồng: sau một hai vụ thu hoạch cây bị chết khi trái nhiều, cung cấp thiếu dưỡng chất; Kỹ thuật chống rụng sẽ quyết định 80% sự thành công của vụ làm trái;

Đây là lí do Sầu riêng khó tăng sản lượng và đáp ứng được chất lượng xuất, Vì sự phức tạp đòi hỏi tỉ mỉ và triển khai  chặt chẻ, nên còn nhiều vườn chưa thể làm trái thành công khi thiếu kinh nghiệm và kiến thức;

Đây là lý do giúp sầu riêng tăng giá liên tục hàng năm, các năm sau lun cao hơn năm trước;

Ks Phạm Văn Tăng ; www.agrihitech.net,  agri.hitech.ltd@gmail.com

 Sàu riêng

Thông Tin Liên hệ

Copyright © 2013 Agri Hitech . All rights reserved. (Bản quyền của Agri HiTech JSC,)

Agri Hitech SJC  Mục tiêu:   Hiệu Quả Cho Nhà Nông: Thành Công Của AGRI HITECH

MST/ Tax Code: 0311331501;  Tell : 028 66 801 387 - Hotline: 0918 990 387- Fax: 028.22530543

Trụ sở /Office: 273; Đường III; KDC Khang Điền; P. Phước Long B; TP Thủ Đức ; Tp HCM 

Website: www.agrihitech.net - Email: agri.hitech.ltd@gmail.com

CN--Nm: Trảng Bom, Đồng Nai

Design by Ni Na Co., Ltd