CÁC LƯU Ý KHI RẢI VÔI NÔNG NGHIỆP
I. phân biệt Các loại vôi nông dân hay sử dụng
Các loại vôi là loại phân hoặc hóa chất mà thành phần có chứa Can- xi:Ca (chủ yếu), hoặc Magie: Mg (Ma- nhê ít hơn) mà nông dân hay sử dụng để rải cho cây hoặc cho đất ; có các dạng sau:
Các dạng vôi sử dụng |
Đặc tính |
Tác dụng với đất |
Ghi chú |
1-CaO-MgO: Vôi tôi, vôi cục, vôi nung, vôi Càng Long, xi măng,.. pH>10 |
Tạo phản ứng rất mạnh khi gặp nước; đây là chất diệt khuẩn mạnh: tiêu diệt cả vi sinh gây hại và cả vi sinh có lợi |
Tăng pH Đất rất nhanh: đạt pH 10; khi pha nước tưới, sát khuẩn rất mạnh; chỉ sử dụng hổ trợ khống chế nhanh để dập dịch bệnh; |
Dễ gây cháy lá- da-rể cây; gây bỏng da tay, nhiệt nóng gây cháy hỏng dụng cụ chứa bằng nhựa; chỉ Nên Cho vôi này vào nước- không làm ngược lại; không được kết hợp với vi sinh có lợi |
2-CaCO3: vôi nông nghiệp dạng bột trắng; pH > 8.5 |
Phản ứng nhẹ, diệt khuẩn yếu, cung cấp Ca |
Làm tăng pH Đất khoảng 8.6 |
Dễ sử dụng không gây cháy lá-rễ cây, không được kết hợp với vi sinh có lợi |
3-CaCO3-MgCO3: Vôi Dolomite hổn hợp hai loại, pH > 8.3 |
Phản ứng nhẹ, diệt khuẩn yếu; cung cấp cả Ca, Mg cho cây |
Làm tăng pH Đất khoảng 8.3 |
Dễ sử dụng không gây cháy lá-rễ cây; không được kết hợp với vi sinh có lợi |
4-Ca3(PO4)2: Vôi-lân phosphat khó tan có ở lân nung chảy, đá phosphate |
Trung tính hổ trợ vi khuẩn có lợi phát triển |
Hổ trợ pH Đất ở mức trung tính: 6.5-7.3 |
Dễ sử dung, kết hợp được với vi sinh có lợi, phân chuồng, phân vi sinh |
5-Ca(H2PO4)2 và CaHPO4: dạng vôi lân dễ tan có ở Lân Super |
Hơi axit gây pH đất thấp <4 sau rải; như phân hóa học cung cấp lân-vôi |
Gây chua đất do tạo pH đất thấp: chủ yếu để cung cấp P-Ca trực tiếp cho cây |
Không sử dụng cho việc cải tạo đất, nâng pH, không kết hợp với phân vi sinh |
6-Ca(NO3)2: Ca dạng Nitrat |
Hơi axit gây pH đất thấp <4 sau rải; nhưng sẽ làm tăng pH từ từ, |
Chủ yếu để cung cấp N-Ca trực tiếp dễ hòa tan cho cây như phân hóa học |
Kết hợp hiệu quả với NPK giảm gây chua đất sau sử dụng, giá thành cao |
7-Các dạng vôi khác: CaSO4- thạch cao, Ca-EDTA- Vôi hữu cơ;…:Tác dụng chậm, giá thành cao, Ít thấy rõ, Không dùng rải đất |
II. mục đích khi sử dụng vôi:
Sử dụng vôi các loại đều nhằm 02 mục đích chính: cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây
1- Cải tạo và nâng pH đất tới mức phù hợp 5-5.5 ( không được rải khi pH đất hơn 5.5)
2- Cung cấp đủ dinh dưỡng thuộc nhóm trung lượng: Ca(để tạo vách tế bào cây và môi trường vận chuyển dưỡng chất khác trong cây), Mg( tạo chất xanh là thành phần diệp lục tố) nhưng lượng mỗi loại thấp hơn NPK rất nhiều chỉ bằng 5-15% lượng NPK ( NPK rải nhiều hơn 6-20 lần) cung cấp cho cây;
III. các giai đoạn sử dụng vôi phù hợp
Tùy vào mục đich sử dụng như trên cho từng loại cây trồng để chọn thời điểm rải phù hợp tránh gây tác dụng phụ như được nêu phần bên dưới:
1- Rải vôi để cung cấp dưỡng chất cho cây để tăng khả năng chống chịu, tăng chất lượng nông sản: không nên rải nhiều, tỉ lệ rải thấp 5-15% so với NPK : hiệu quả nhất nên chọn loại NPK có Ca và Mg trong thành phần 1-3%, hoặc rải kết hợp NPK với super lân, Nitrat Canxi.
Rải thường xuyên trong quá trình canh tác, tăng liều vào gia đoạn nuôi trái, phục hồi cây sau thu hoach (nhưng chỉ bằng 5-15% lượng của NPK)
2- Rải vôi để cải tạo môi trường đất, tùy vào từng mục đích cụ thể khác nhau để chọn loại vôi phù hợp:
a- Vệ sinh sát khuẩn sau đợt dịch bệnh, trước khi trồng lại đợt mới, nâng nhanh pH, tiêu diệt tất cả vi sinh có lợi và có hại, không sợ gây hại rễ cây: chọn vôi nung, vôi cục, vôi càng long rải trộn đều, pha nước tưới đều hố trồng 50-100 kg /1000 m2, để đủ thời gian cách ly 25-30 ngày khi pH đất đạt mức dưới <6; bổ sung đủ phân hữu cơ mới trồng lại; Phải có đủ thời gian cách ly 20-30 ngày đất đủ ẩm mới rải lại phân HCVS hoặc NPK;
b- Cần nâng nhanh pH đất, giảm mật độ vi sinh cả gây hại+ có lợi trong đất: rải vôi nông nghiệp-CaCO3 hoặc Dolomite CaCO3+MgCO3 , lượng rải 100-250kg /1000 m2; tốt nhất sau các đợt rải nhiều phân hóa học, NPK, mưa nhiều, pH thấp. Sau rải vôi 15-30 ngày cách li; pH đất < 5.5 mới rải NPK hay Phân hữu cơ vi sinh trở lại;
c- Chọn Vôi dạng Phosphat [Ca3(PO4)2] như Lân nung chảy, đá phosphats xay mịn để rải khi: Cần ổn định, nâng từ từ pH đất, hổ trợ và tăng tác dụng của phân hữu cơ vi sinh, sinh học (Agri BIOWAY), phân chuồng, có thể trộn chung các loại phân này để tăng hiệu quả cải tạo đất, hổ trợ vi sinh có lợi phát triển.
Lưu ý: không rải chung vôi nung, vôi đá CaO, vôi nung, vôi nông nghiệp với một trong các loại phân: NPK, hữu cơ vi sinh, phân chuồng. (xem phần tác hại khi rải nhiều không đúng thời điểm bên dưới.
Rải vôi ngoài tác dụng nâng pH-cải tạo đất và cung cấp dưỡng chất trung lượng nó còn một số tác dụng phụ gây bất lợi cho cây trồng khi rải thừa:
IV. các bất lợi khi lạm dụng vôi NÔng nghiệp hoặc vôi tôi (vôi cục) quá nhiều, không đúng thời điểm
1- Các phản ứng và chuỗi phản ứng hóa học xảy ra khi rải vôi (dạng CaO và CaCO3) cơ sở để phân tích mặt có lợi và có hại khi rải vôi bên dươí
a- Phản ứng diệt khuẩn, sát trùng ( cả vi sinh có lợi và gây hại) và tăng pH đất: CaO + H2O à Ca(OH)2 à Ca2+ + 2OH- (a)
OH- : làm tăng pH đất ( gây kiềm);
Diệt khuẩn mạnh: các ion Ca2+ và OH- thấm sâu vào vách tế bào vi khuẩn làm thay đổi kết cấu ion, và cấu trúc trong tế bào nên vi sinh sẽ bị tiêu diệt-chết; hoặc chết và do CaO lấy nước- H2O trong tế bào của vi sinh vật để tạo phản ứng trên.
b- CaCO3 ß à CaO + CO2 (bay hơi) (b) khi nhiệt độ cao vào ban ngày; môi trường thiếu CO2 sẽ hình thành CaO và CO2 ; CaO sẽ diệt khuẩn (cả vi sinh có lợi và gây hại) làm tăng pH đất (như phản ưng trên)
c- CaCO3 + 2H+ ß à Ca(HCO3)2 à Ca2+ + 2 (HCO3)- (c): phản ứng hòa tan Canxi để cây hấp thu Ca và làm tăng pH
d- Phản ứng cố định lân- chuyển thành dạng khó tiêu cây không hấp thu được: 3CaO+ 2(H2 PO4 )‑ à 3H2O + Ca3(PO4)2 (kết tủa) (d) Hoặc 3CaCO3 +2(H2 PO4 )‑ à 2H2O + 3CO2 +Ca3(PO4)2 (kết tủa) đây là cơ chế rải vôi sẽ kết tủa lân hòa tan (H2 PO4 )‑ thành lân khó tiêu Ca3(PO4)2 , cây không hấp thu được (phản ứng lân bị cố định khi rải thừa vôi). cây trồng sẽ thiếu lân khi khi rải vôi nhiều;
e- Phản ứng mất đạm: CaO + NH4 SO4 à NH3 (bay hơi) + H2O + CaSO4 (kết tủa) (e): phản ứng đất mất đạm do bay hơi khi rải vôi nhiều làm cây trồng thiếu đạm-N;
f- Phản ứng chuyển hóa vi lượng sang dạng cây không hấp thu được: CaO + FeSO4 à FenOm + CaSO4 (f) phản ứng mất vi lượng (Fe, tương tự Cu, Mn, Zn, Co,…) do bị chuyển hóa thành chất khó tan khi rải thừa vôi nên cây thiếu vi lượng;
2- Cơ chế nâng pH đất, làm giảm pH đất:
a- Nâng pH: khi trong đất chứa nhiều ion OH- và chứa ít ion H+ pH đất sẽ tăng cao, OH- càng nhiều pH đất càng cao; phản ứng (a) tạo OH- và phản ứng (c) hấp thu- làm giảm H+ nên sau khi rải vôi pH đất sẽ tăng; kết hợp phản ứng (b)
b- Giảm pH đất khi cây hấp thu dinh dưỡng do: cây sẽ phóng thich H+ để nhận lại các ion dương tương ứng là dinh dưỡng cho cây:
· R_COOH + (NH4)+ à R_COONH4 + H+ ( phản ứng cây trao đổi để hấp thu đạm N)
· R_COOH + K+ à R_COOK + H+( phản ứng cây trao đổi để hấp thu Kali K)
· 2R_COOH + Cu2+ à (R_COO)2Cu + 2H+ (phản ứng cây trao đổi để hấp thu Đồng Cu) tương tự khi trao đổi để hâp thu kim loại trung vi lượng khác, trong đó R_COOH là nhóm chất axit do cây sản sinh ra như chất trung gian-chất mồi,
Khi cây hấp thu đạm dạng amon (NH4)+ và các kim loại đa- trung – vi lượng để làm dinh dưỡng đều tạo ra nhiều H+ nên làm pH giảm (pH đất giảm rất mạnh sau rải phân hóa học)
3- Cơ chế cây hấp thu canxi-Ca, cơ chế thừa Ca lại gây thiếu các loại phân khác: do bị cố định, phân hủy, cạnh tranh mật độ:
2R_COOH + Ca2+ à (R_COO)2Ca + 2H+ (cơ chế cây hấp thu Ca và tạo pH thấp)
CaCO3 + 2H+ ß à Ca(HCO3)2 à Ca2+ + 2 (HCO3)- (cơ chế nâng pH đất trở lại của vôi nông nghiệp)
4- Các tác hại khi rải nhiều vôi:
a- Rải quá nhiều vôi (pH > 5.5) các vi sinh có lợi bị tiêu diệt hết: do Phản ứng ở trên (a) và (b) đất có nhiều chất diệt khuẩn CaO, điều này rất nguy hiểm cho đất, cho cây khi vi sinh vật gây hại (tuyến trùng, phytopthora, furasium,…) xuất hiện trở lại không có vi sinh đối kháng khống chế-cạnh tranh nó sẽ có điều kiện bùng phát gây hại cây trồng; Rải vôi nhiều mất tác dụng của phân hữu cơ vi sinh (BIOWAY, phân bò, phân trùn,…) vi sinh cố định đạm, vi sinh phân giải lân chết phải tăng lượng phân rải càng gây hư đât.
b- Rải vôi dư gây thất thoát, phân hủy nhanh và mất đạm N:
Khi rải vôi nung gặp đạm SA: CaO + NH4 SO4 à NH3 (bay hơi) + H2O + CaSO4 (kết tủa)
hoặc gặp Urea: (NH2)2 CO + H2O à (NH4)2 CO3 (phản ứng urea hòa tan trong đất);
CaO + (NH4)2 CO3 à + H2O + CaCO3 + 2NH3 (bay hơi) ( Urea bi CaO phân hủy thành NH3 bay hơi cây không hấp thu được)
CaO cũng được hình thành từ phản ứng khi rải nhiều vôi nông nghiệp CaCO3 Phản ứng (b): CaCO3 ß à CaO + CO2 (đây cũng là cơ chế diệt khuẩn của vôi nông nghiệp) CaO sinh ra từ vôi nông nghiệp gây phân hủy và mất đạm như vôi nung, vôi tôi;
c- Lân bị cố định và chuyển thành dạng khó tiêu:CaO + (H2 PO4 )‑
Copyright © 2013 Agri Hitech . All rights reserved. (Bản quyền của Agri HiTech JSC,)
Agri Hitech SJC Mục tiêu: Hiệu Quả Cho Nhà Nông: Là Thành Công Của AGRI HITECH
MST/ Tax Code: 0311331501; Tell : 028 66 801 387 - Hotline: 0974 000 387- Fax: 028.22530543
Trụ sở /Office: 273; Đường III; KDC Khang Điền; P. Phước Long B; TP Thủ Đức ; Tp HCM
Website: www.agrihitech.net - Email: agri.hitech.ltd@gmail.com, GPSX Số: 363/GCN BVTV-PB