chi tiết Kỹ Thuật Canh Tác
Các tác nhân gây chết tiêu (tiếp theo phần 4)
Tiếp theo, phần 4

 C. Chết do rải mất cân đối- dư NPK:

1-    Rải quá nhiều đạm- N:

-         N thể hiện dưới nhiều dạng để cây hấp thu: NH4 (có trong các loại phân NPK, Urea, SA) NO3 có trong KNO3, Ca(NO3)2; axit amin có trong Phân cá ủ, các loại nấm men, bả đậu, bánh dầu ủ;

-         Dạng gây dư thừa, tác hại nhiều hiện nay: NH4( Phân rải gốc) và axit amin ( phân ủ và tưới gốc. N dạng NO3- do ít sử dụng, chuyển hóa nhanh hoặc chỉ dùng qua phun lá nên ít gây hại cho tiêu

Khi rải hoặc tưới vào rễ (cả dạng NH4+ hoặc axit amin) được rễ nhanh chóng hấp thu: để chuyển hóa thành các chất kich thích sinh học dạng axit amin (thành phần của nhóm auxin và giberallic, phần còn lại hình thành diệp lục tố), nên kích thích mạnh tiêu phát triển đọt, lá lớn, vươn thân dài; nhưng giảm khả năng hình thành kháng thể, và thiếu các chất hình thành vách Tế bào, nên cây giảm nhanh khả năng chống chịu chịu, mầm bệnh dể xâm nhập và gây hại, đặc bệt sau khi rải gặp mưa nhiều: cây chuyển hóa N rất chậm kết hợp môi trường có mầm bệnh phát triển mạnh tiêu rất dể bị mầm bệnh tấn công và chết.

-         Để tránh trường hợp này không nên rải- tưới loại phân chỉ có N- đạm, chỉ nên rải-tưới loại có N-đạm kết hợp NPK+trung vi lượng cân đối,

-         Khi mưa nhiều, trời âm u, ít nắng phải tăng cung cấp K-kali cho cây bằng cách: rải NPK có nhiều K (14-7-21) 100g/gốc 15 ngày/lần kết hợp phun lá KaLi Bo Đậm Đặc 0.7-1.5 kg/200 l nước, 10-15 ngày lần;

-          Tiêu có biểu hiện thừa phân thay thế NPK =  100 g Kali Chlorua+ 200-300g Lân nung chảy/gốc ( không rải một loại KCl để tránh gây hại rễ và làm chai đất), phun liên tục KaLi Bo Đậm Đặc 0.7-1.5 kg/200 l nước, 10-15 ngày lần; xen kẻ phun Lân Xanh Phosphonat đậm đặc để ngừa bệnh ( đây giải pháp ngừa bệnh căn cơ và hiệu quả nhất);

-         Biểu hiện tiêu bị thừa phân đạm-N: lá lớn tròn-bầu, màu xanh sậm- mướt, ra tiêu lương rất mạnh, phát đọt rất nhanh-liên tục  nếu không xử lý phòng ngừa sau các đợt mưa nhiều tiêu dể bị chết nhanh-

-         Khi tiêu bị thừa phân (hơn 40% số trụ có biểu hiện như trên): không được rải phân chỉ có N-P, không phun tưới loại phân chỉ có axit amin; tập trung xử lý thừa phân: rải gốc Kali + phun lá Kali Bo Đậm đặc, xen kẻ phun Lan Xanh Phosphonat Đậm đặc HiTech;

2-    Rải một lần quá nhiều NPK:

-       Khi rải nhiều NPK/ lần sẽ gây ngộ độc-hư rễ tiêu: thối rễ, chai đất

-       Lượng rải phù hợp Tiêu nhỏ- kiến thiết: NPK: 25-100 gam/ trụ/ lần rải cho (tương đương 25-30 g NPK/m chiều cao phủ trụ/ lần rải) 20-30 ngày rải/lần. Lượng rải/ trụ/năm cho tiêu kiến thiết: 2-5% lượng thân lá tươi hình thành.

-       Lượng rải phù hợp Tiêu lớn- kinh doanh: 100-300g NPK/lần rải; tương đương: 30-60g NPK/ m chiều cao phủ trụ/gốc/lần rải.  Nên chia làm 4-6 đợt rải từ đầu đến cuối mùa mưa. Tính Tổng lượng phân rải/ năm = 20% lượng tiêu đen thu hoạch/ trụ: nếu thu hoạch 5 kg tiêu đen/trụ lượng rải cả năm  khoảng 1kg NPK các loại ( chưa tính phần nuôi trụ sống).

-       Muốn phát triển cành lá, cho cựa gà-mầm hoa nhiều, đầu mùa mưa nên rải 16-16-8, 20-20-15 có TE hoặc đủ trung vi lượng, không rải riêng rẻ phân đơn Urea, SA, KCl,… ( nên rải loại phân chứa 10-13 chất khác nhau)

-       Từ giữa-đến cuối mùa mưa, sau đậu trái, mưa nhiều, tiêu có biểu hiện thừa phân, nhằm giúp tiêu tăng chống chịu, nuôi trái để tiêu tăng zem nhanh (tăng độ lớn của sọ tiêu), 2-3 đợt rải cuối nên tập trung rải Kali hoặc NPK chứa nhiều Kali. Khi chỉ rải Kali KCl lượng rải ít hơn < 100g/ gốc/ lần, nên chia làm nhiều lần (2-3 lần), nên cộng thêm Lân nung chảy để không gây hại rễ tiêu, tránh làm chai đất, Nên trộn 100g KCl + 300 g Lân nung chảy rải đều cho một gốc (luôn tránh rải vào phần rễ già gần trụ).

-       Với lượng phân khuyến cáo trên chỉ cung cấp đủ cho cây khi có sự hổ trợ của phân hữu cơ vi sinh và phân rải không bị rữa trôi; chỉ rải lượng NPK như khuyến cáo trên, nếu bị rửa trôi cây không hấp thu đủ nên cung cấp- kết hợp thêm bởi phân hữu cơ vi sinh và phân qua lá (khoảng 5-10% lượng dinh dưỡng cần rải);

-       Tính lượng NPK để rải thêm cho trụ sống hấp thu để phát triển, tương đương: 5% khối lượng thân-lá non, 10% khối lượng thân trụ già;

-       Đây là qui trình tối ưu: Lượng rải, cách rải khuyến cáo trên nhằm hổ trợ dinh dưỡng đầy đủ giúp tiêu phát triển, đạt năng suất; vừa không gây hại rễ, ít gây chai đất, giúp đất mau phục hồi sau thu hoạch và sau mùa mưa;

Khi rải phân nên chú ý:

Không được làm để Tránh gây hại rễ tiêu ( cả khi rải lượng thấp):

Công việc phải làm- nên làm để bảo vệ rễ tiêu Hiệu quả nhất:

Không rải dồn đống, dồn cụt đọng trên rễ

Rải lượng phù hợp (như trên), chia làm nhiều lần rải,

Không rải vào phần rễ già, gần sát trụ tiêu, ngay gốc tiêu;

Chỉ rải vào phần dưới tán có lá non nhiều giúp rễ hấp thu nhiếu nhất

Không để phân bị phơi nắng quá lâu, không để đất quá khô trước và sau rải,

Phải tưới ngay sau rải để đất đủ ẩm, phải vùi lấp phân (bằng rác-cỏ) nếu đất đủ ẩm- trời không mưa- không tưới;

Không làm xay sát rễ- tạo vết thương rễ trước và sau rải phân 10-15 ngày (do sạt cỏ, đào bồn, phát cỏ gần gốc).

Không gây hại rễ; sau đào bồn, phát cỏ nếu có tạo ra vết thương phải 10-15 ngày sau vết thương lành mới rải phân cho cây;

Khi có sử dụng phân hữu cơ vi sinh chất lượng làm đất cải tạo tốt – rễ phát triển mạnh, phải rải- tưới ít- vừa phải NPK+ TE làm nhiều lần/năm; tuyệt đối không rải- tưới-phun chỉ một loại phân đơn tránh gây hại cho tiêu (như phân tích phần trên)

 

3-    Do sự nóng vội; chi phí phân NPK quá rẻ, giá tiêu quá cao:

Phải luôn luôn ghi nhớ khi rải phân cho tiêu:

Rải phân nhiều, rải không đúng cách, tiêu rất dể chết; không nên rải một loại đơn chất: SA, Urea, KCl

Để tiêu phát triển nhanh, mau cho trái; không bị chết: phải kết hợp nhiều biện pháp canh tác khác:

-         Cải tạo đất, giúp vi sinh có lợi phát triển để bảo vệ rễ tiêu bằng phân vi sinh chất lượng cao.

-         Rải NPK+trung vi lượng vừa phải, nhưng đủ chất 12-13 chất (không bị thừa, cho thiếu một it có thể phun qua lá để an toàn cho rễ)

-         Tránh can thiệp các hóa chất dể gây ngộ độc: thuốc cỏ, các loại vi lượng đơn chất chứa (Cu, Zn), một số thuốc trừ bệnh, vôi,

-         Điều chỉnh lượng phân, loại phân phù hợp với tình trạng phát triển và thời tiết;

Để tiêu phát triển, cho năng suất ổn định ít dịch bệnh:

Phải tập trung làm:

Không nên-tránh tập trung:

Tập trung phân hữu cơ vi sinh chất lượng cao: cải tạo làm tơi xốp đất, giúp vi sinh có lợi phát triển+ bổ sung vừa phải NPK + phun qua lá

Không quá tập trung chi phí cho NPK: thừa phân gây hư rễ chai đất, cây mất đề kháng dể nhiễm bệnh,

Tập trung cố định dây tiêu lên trụ, giúp phủ trụ nhanh. Chỉ nhổ, làm cỏ khi ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển của tiêu: che phủ

Không quá tập trung vào trừ cỏ: cây bị ngộ độc khó phát triển, dể chết; xay sát rễ thân tiêu

Tạo môi trường và cung cấp vi sinh có lợi, bảo vệ rễ, giúp tiêu phát triển cân đối, phun xen kẻ- định kỳ các dưỡng chất tạo kháng thể- kích kháng tự nhiên để phòng ngừa bệnh ( Lân xanh Phosphonat đậm đặc mùa nắng 35-40 ngày/lần; mùa mưa 15-30 ngày lần)

Không quá tập trung vào các loại hóa chất ngừa bệnh: dể gây ngộ độc, cây chậm phát triển, không hấp thu đủ dinh dưỡng: các hóa chất chỉ bảo

Chỉ làm bồn  tưới khi cần thiết vào đầu mùa mưa- sau mùa nắng, trước rải phân 10-15 ngày

Không làm xay sát- tạo vết thương rễ tiêu, không được rải phân ngay khi mới làm bồn;

Tập trung phát hiện và ngăn chặng các nguyên nhân gây hại tiêu

Không- hạn chế áp dụng các biện pháp canh tác gây hại cho tiêu: phun hóa chất diệt cỏ, trừ bệnh, đơn chất vi lượng;

Tập trung xử lý đất khi đất bị chai: pH đất thấp, EC cao > 0.5 bằng rải hữu cơ vi sinh +lân nung chảy, ngừa bệnh bằng Lân Xanh phosphonat Đậm Đặc,

Khi đất bị chại: Không rải NPK, không rải phân đơn Urea, SA, KCl,…

Không phun-rải các loại hóa chất, thuốc BVTV gây ngộ độc tiêu (như đề cập trên)

Ks Phạm Văn Tăng - AGRI HITECH Co - Đt 0913 990387

Thông Tin Liên hệ

Copyright © 2013 Agri Hitech . All rights reserved. (Bản quyền của Agri HiTech JSC,)

Agri Hitech SJC  Mục tiêu:   Hiệu Quả Cho Nhà Nông: Thành Công Của AGRI HITECH

MST/ Tax Code: 0311331501;  Tell : 028 66 801 387 - Hotline: 0918 990 387- Fax: 028.22530543

Trụ sở /Office: 273; Đường III; KDC Khang Điền; P. Phước Long B; TP Thủ Đức ; Tp HCM 

Website: www.agrihitech.net - Email: agri.hitech.ltd@gmail.com

CN--Nm: Trảng Bom, Đồng Nai

Design by Ni Na Co., Ltd