chi tiết Kỹ Thuật Canh Tác
Các tác nhân gây chết tiêu (tiếp theo phần 2)
( Tiếp theo) phần 2

A.   Bị ngộ độc hóa chất khi Tưới-sử dụng không đúng: ( phần đầu)

Biểu hiện tiêu chăm sọc - dinh dưỡng đạt yêu cầu

 B.   Chết do rễ bị hư: (tiếp theo)

Rễ tiêu không chỉ có chức năng hấp thu dinh dưỡng và nước để nuôi cây, nó còn có vai trò là cơ quan chính để tổng hợp các kháng thể- chất đề kháng để tấn công và phòng ngừa bệnh cho tiêu, Vì vậy bất kỳ tác động hay biện pháp canh tác nào làm gây hại bộ rễ đều làm cây tiêu giảm phát triển hoặc chết (có thể nhanh hoặc chậm tùy mức độ bộ rễ bị gây hại: tiêu chết rất nhanh khi rễ bị gây hại và hư  nhiều và ngược lại). Đây là hiện tượng hay gặp tiêu chết một vài dây/trụ: do dây tiêu này rễ bị gây hại hư hoàn toàn do: phân bón, thuốc cỏ, nấm, sự kết hợp nhiều yếu tố,…

      I.     I Chết vì Rễ hư do rải quá nhiều phân hóa học:

1-    Rễ hư do rễ không bài tiết, trao đổi được chất độc thải loại ra ngoài cơ thể của cây qua rễ, rễ không hô hấp được (thải chất độc dạng CO2):

a-     Rễ bị hư khi Môi trường đất chứa nhiều chất hòa tan gây bó rễ không hô hấp, trao đổi chất được gây ngộ độc: biểu hiện pH thấp, EC cao; hiện tượng này xảy ra khi rải một lần quá nhiều NPK, nhiều vôi, loại phân bón chừa nhiều dinh dưỡng dạng hòa tan;

b-    Rễ bị hư khi chất độc tích lũy lâu ngày gây chua- bị phèn: biểu hiện pH rất thấp; do rải phân hóa học lâu ngày, nhưng không có biện pháp cải tạo đất, không nâng pH bằng Lân Nung Chảy; không giúp đất tơi xốp bằng phân hưu cơ+ vi sinh (AGRI KHC)

c-     Rễ bị hư khi Đất không được tơi xốp, không thoát nước, bị úng ngập,…: biểu hiện sau mưa nước bị đọng > 3 giờ: khi đất bị tích lũy nhiều độc chất lâu ngày, vi sinh có lợi, trùn đất không phát triển làm đất bị chai, khó thoát nước.

2-    Rễ hư khi hàm hàm lượng phân bón hòa tan vượt quá ngưỡng chịu đựng của rễ cây lâu ngày: qua tìm hiểu sau rải phân rễ dể bị hư khi rơi vào  các trường hợp sau

a-     Rải quá nhiều cho một lần: lượng NPK (dạng đậm đặc > 40% NPK…) lượng rải >300g/ gốc tiêu kinh doanh/ lần; hay >100g/gốc tiêu tơ sẽ bắt đầu gây ngộ độc rễ, khi tưới ít nước hoặc trời không mưa, ẩm độ đất thấp sau rải NPK sẽ gây ngộ độc rễ nặng hơn tiêu dể chết hơn.

b-    Rải một lần có lượng phân NPK vừa phải (< 300g/gốc tiêu lớn) nhưng không rải rộng, chỉ rải trên diện tích nhỏ-hẹp; rải dồn đống-dồn cục; rải nhiều trên phần rễ già: làm rễ bị ngộ độc rất nặng dể bị hư-thối nên tiêu dể bị chết. Sau rải NPK khi không tưới nước hoặc trời không mưa, ẩm độ đất thấp- đất quá khô sẽ gây ngộ độc rễ nặng hơn, tiêu dể chết hơn.

Khắc phục tình trạng trên cần lưu ý thực hiện biện pháp canh tác:

-         Một lần rải nên rải ít: 100-200 gam NPK+TE/gốc tiêu kinh doanh, 25-100g/ gốc tiêu tơ; chia làm nhiều lần rải 5-6 lần/ năm

-         Luôn tưới đủ ẩm ngay sau rải nếu trời không mưa,

-         Sau rải nếu đất đủ ẩm, không tưới được, phải lấp đất- cỏ- rác, không để phơi nắng khi phân chưa kịp hòa tan tròng đất

-         Tuyệt đối không rải, không tưới phân lên phần rễ già gần trụ, chỉ rải hoặc tưới phân lên phần đất chứa nhiều rễ non-rễ tơ: rải vào phần đất có nhiều dấu giọt nước mưa trở ra bên ngoài tán lá.

-         Chỉ nên rải đều, mỏng quanh tán có phần rễ non ( tránh rải dồn cục dể gây hư rễ như đề cập trên),

-         Hiệu quả nhất để cung cấp NPK +TE (đủ 13 chất) nên hòa tan loại phân chất lượng, tan hoàn toàn có đủ NPK+ trung vi lượng vào nước tưới: 50-70g/gốc, lượng nước tưới đủ ẩm (sử dụng phương pháp tưới thấm tự động có  hòa tan phân bón).

-         Tổng hàm lượng NPK+ trung -vi lượng TE rải cho 1 gốc tiêu nên tính tương đối như sau: Tiêu kiến thiết lượng Phân hỗn hợp NPK+TE = 2-5% khối lượng thân lá hình thành (Thêm phần trụ sống hấp thu);

Tiêu kinh doanh: Lượng phân hỗn hợp NPK+TE= 20% lượng hạt tiêu đen thu hoạch (thu 4 kg tiêu diên lượng phân NPK+TE 14-7-21 kết hợp với NPK 20-20-15 cả vụ chỉ rải 0.8-1 kg/ gốc tiêu cho cả mùa (chưa tính lượng rải bổ sung cho cây trụ sống: 5-10 % khối lượng thân lá trụ sống).

Với lượng phân rải trên nếu bị Trụ sống tranh dành, bị rửa trôi, bị đất cố định cây sẽ bị thiếu, nên phần bị thiếu này được bổ sụng thêm qua: phân hữu cơ vi sinh AGRI KHC; phân phun qua lá, hòa tan; …

Với cách rải này (rải vửa đủ NPK, bổ sung phần bị rữa trôi, thiếu hụt bằng phân hữu cơ vi sinh và phun qua lá) giúp bộ rễ tiêu không bị hư, đất không bị chai;

-         Trước và sau rải phân không được đào xới, cuốc cỏ sâu tránh gây xay sát, tạo ra vết thương ở rễ tiêu, để tránh gây sót rễ, hư rễ sau rải phân. Sau làm bồn tưới nước có gây đất rễ nên để 15 ngày sau rễ lành vết thương mới rải- tưới phân.

-         Trước-sau làm bồn, làm cỏ nếu rễ có gây xay sát, tạo vết thương  nên phun lá 1.5-2.5cc (hoặc tưới 4-5cc/l) Lân Xanh Phosphonat Đậm Đặc/ lít nước để ngừa bệnh và rễ nhanh phục hồi, liền vết thương rễ. Sau 10-15 ngày Khi vết thương liền hẳn mới rải NPK trở lại.

Có thể sử dụng máy đo EC đất để phát hiện hàm lượng chất hòa tan: cả phân bón và chất độc có trong đất:

-         Khi pH >5, EC thích hợp (không rải phân) < 0.3 mS/cm tương đương <0.1 %0

-         Khi có rải- tưới phân: EC thích hợp < 0.7-0.8 mS/cm tương đương 0.3-0.4 %0 , pH hơi thấp, sau đó EC giảm dần và pH tăng trở lại như mức trên.

-         Khi không rải phân pH >5-6, EC> 0.5 hàm lượng dinh dưỡng hòa tan cao > 2.5%0, không rải thêm NPK, chỉ rải hữu cơ vi sinh, hoặc phun qua lá (khi cây biểu hiện thừa phân chỉ phun Kali Bo đậm đặc); phun Lân Xanh Phosphonat đậm đặc để ngừa bệnh liên tục,

-         Sau thời gian rải nhiều NPK, đất bị chai, không được cải tạo: pH thấp <4, EC cao >0.7 trong đất có nhiều chất độc hơn 3%0, không rải thêm NPK, kết hợp rải Lân Nung chảy+ Phân hữu cơ vi sinh cả vào giữa và cuối mùa mưa. Lưu ý trường hợp này rất dể gặp xảy ra từ giữa đến cuối mùa mưa từ đợt rải NPK lần 2-3;

II-              Rễ hư do Sử dụng các loại phân có nhiều chất kích thích sinh học:

ó Nếu khi phun hoặc rải các loại phân có nhiều chất kích thích sinh học sẽ làm mất cân đối giữa sự phát triển và hình thành tế bào cây và sự thiếu hụt các kháng thể để bảo vệ các tế bào: hình thành tế bào nhiều nhưng không được bảo vệ nên dể bị mầm bệnh xâm nhập- tấn công. Khi bị mất cân đối chất kích thích sinh học (nhóm Gibberallic+ auxin nhều hơn nhóm cytokinin) sẽ gây giãn nở tế bào nhiều làm vách tế bào mỏng, nên lớp bảo vệ dể bị mầm bệnh xuyên phá và tấn công. Đây là trường hợp tương tự khi rải thừa phân N-đạm.

ó Các loại chất kích thích sinh học có nhiều dạng, đa số nông dân được sử dụng dạng qua rễ: NAA, NOA, Humic-Humat (urea đen); khi tưới hoặc rải phân có chứa nhiều-mất cân đối chất này sẽ kich rễ phát triển mạnh đồng thời hấp thu nhiều dinh dưỡng N-P kéo theo tác hại như phân tích trên.

ó Các loại phân hữu cơ- vi sinh chất lượng sau khi rải; vi sinh có lợi phát triển vừa cải tạo đất vừa giúp rễ hấp thu dưỡng chất, nó còn tiết ra các chất kích thích sinh trưởng (auxin, giberallic) nên giúp tiêu hấp thu dinh dưỡng và phát triển mạnh đầu mùa mưa. Nếu nhà vườn không nắm được đặc tính này lại rải thêm loại phân có nhiều chất kích thích sinh học sẽ gây thừa và gây hậu quả như phân tích trên.

ó Để hạn chế tác hại không mong muốn, sau mùa nắng, đầu mùa mưa nên hạn chế sử dụng các loại phân có chứa nhiều các chất này, chỉ sử dụng phân có chất kích thích sinh trưỡng: humic-humat, urea đen, NAA, NOA, khi thấy rễ tiêu không phát triển và không hấp thụ được phân bón, biểu hiện tiêu phát triển chậm: không - chậm phát đọt, lá vàng, hóa ngắn, lá nhỏ,….vào cuối mùa mưa, đầu mùa nắng.

ó Phải hết sức lưu ý để tránh dư thừa: khi rải- tưới phân hữu cơ vi sinh chất lượng ( AGRI KHC, phân bò ủ hoai, phân có vi sinh có lợi phát triển mạnh, phân khoáng hữu cơ nhưng được sản xuất từ sự phân hủy và thủy phân của vi sinh có lợi) các vi sinh có lợi khi phát triển sẽ  tự tiết ra nhiều các chất kích thích sinh học nên không được rải- tưới để cung cấp thêm hạn chế tối đa việc dư thừa gây hậu quả như trên. (còn tiếp phần 3-4)

Ks Phạm Văn Tăng- AGRI HITECH Co, ĐT 0913 990387

Thông Tin Liên hệ

Copyright © 2013 Agri Hitech . All rights reserved. (Bản quyền của Agri HiTech JSC,)

Agri Hitech SJC  Mục tiêu:   Hiệu Quả Cho Nhà Nông: Thành Công Của AGRI HITECH

MST/ Tax Code: 0311331501;  Tell : 028 66 801 387 - Hotline: 0918 990 387- Fax: 028.22530543

Trụ sở /Office: 273; Đường III; KDC Khang Điền; P. Phước Long B; TP Thủ Đức ; Tp HCM 

Website: www.agrihitech.net - Email: agri.hitech.ltd@gmail.com

CN--Nm: Trảng Bom, Đồng Nai

Design by Ni Na Co., Ltd