chi tiết Kỹ Thuật Canh Tác
CÁC ỨNG DỤNG CỦA MÁY ĐO pH ĐẤT
nhằm giúp nông dân phát huy tối đa các ứng dụng của máy đo pH trong canh tác, cải tạo đất , phục hồi rể

 Các  Áp dụng máy đo pH đất (loại cuả Nhật - Takemura DM 13, nơi cung cấp http://www.vietlinh.vn/store/takemura_dm_13_dm_15.asp):  

Máy đo pH đất

a/ Cách đo:

Điều kiên đất: phải đủ ẩm (Hơi ướt), không quá khô.

Vị trí đo: càng nhiều vị trí đánh giá càng chính xác;

Cách chọn vị trí: chọn các góc vườn, vị trí cây có biểu hiện: Bình thường, quá tốt, quá xấu xen kẻ cách nhau,

Đo: cắm đầu nhọn xuống vị trí muốn đo cho ngập hết 02 phần điện cực, xoay nhẹ, hơi chặt tay; mỗi vị trí đo 5-10 điểm khác nhau, Lấy trị số bình quân của các điểm đo, phải lưu ý các điểm cao nhất và thấp nhất để tìm nguyên nhân. Đất quá xốp đo không chính xác;

Mỗi trị số pH đất bình quân sẽ có đánh giá và Xử lý tuỳ vào điều kiện thực tế (mùa mưa, sau rải phân; sau tưới) như sau:

b/ Giải thích và cách xử lý:

 

pH< 3.5

pH = 3.5-4

pH > 4:

a-Sau sử dụng phân; Không sử dụng phân 5-15 ngày:

Phải xử lý bằng vôi, hoặc tốt nhất là lân nung chảy+ Phân Hc vs Agri BIOWAY

phải theo dõi, xử lý tốt nhất là Phân Hữu cơ vi sinh Agri BIOWAY, lân nung chảy

Bình thường

Xử lý phòng ngừa

b-Không xử dụng phân

Phải xử lý bằng vôi, hoặc tốt nhất là lân nung chảy+ Phân Hcơ vi sinh BIOWAY

pH<4.5 Quan tâm, xử lý tốt nhất là  Phân Hữu cơ vi sinh BIOWAY (+lân nung chảy)

Tốt, chỉ xử lý phòng ngừa

c-Đầu mùa mưa

Phải xử lý bằng vôi, hoặc tốt nhất là lân nung chảy+ Phân Hcơ vi sinh BIOWAY

pH<4.5: Theo dõi Quan tâm, xử lý: tốt nhất  là Phân Hữu cơ vi sinh (+ lân nung chảy)

pH> 4.5 Tốt; xử lý phòng ngừa

d-Giữa mùa mưa

Phải xử lý bằng vôi, hoặc tốt nhất là lân nung chảy+ Phân Hcơ vi sinh BIOWAY

pH<4 Theo dõi: Xử lý tốt nhất là  Phân Hữu cơ vi sinh BIOWAY (+lân nung chảy)

pH> 4.5 Tốt xử lý phòng ngừa

e-Cuối mùa mưa

Phải xử lý bằng vôi, hoặc tốt nhất là lân nung chảy+ Phân Hcơ vi sinh BIOWAY

Theo dõi: Xử lý tốt nhất là Phân Hữu cơ vi sinh BIOWAY(+ lân nung chảy )

pH> 4.5 Tốt xử lý phòng ngừa

c/Áp dụng máy đo pH cho các trường hợp cụ thể:

·        1- Dùng Máy đo pH Phát hiện ra loại phân gây chai đất (làm pH giảm thấp hơn sau rải): trước rải đo pH; sau rải phân đo ngay các vị trí rải phân nhiều; nếu pH sau rải phân thấp hơn trước rải: loại phân gây chai đất; thấp hơn càng lớn càng gây chai đất mạnh (SA, KCl, K2SO4 ; Urea; NPK hay NPK có nguyên liệu tương đương; đều gặp trường hợp này sau khi rải; Ví dụ nông dân thường gặp: chưa rải pH =4.5 (tạm được) nhưng sau rải SA hoặc KCl hoặc urea thì pH đất xuống rất thấp nhỏ hơn < 3.5. Phân này đã gây chai đất.

·        2- Dùng Máy đo pH Phát hiện loại phân có tác dụng cải tạo đất, nâng pH (làm pH tăng lên mức hợp lý 5-5.5 sau rải loại phân hữu cơ- vi sinh –sinh học): đo pH trước rải phân; sau rải phân 5-15 ngày khi phân ngấm hết vào trong đất; đo lại pH; nếu pH tăng lên sau khi rải phân (càng về sau pH càng tăng lên đạt mức hợp lý 5-5.5) thì đây là loại phân có tác dụng nâng pH, cải tạo- phục hồi rễ- đất. Trường hợp cụ thể chưa rải pH đất 3-3.5 nhưng sau rải  AGRIKHC BIOWAY 10-25 ngày đo pH tăng lên 4-4.5 và sẽ tăng nhanh (lên 5-5.5 khi có cộng thêm Lân nung chảy); đây là biểu hiện chứng minh cho đặt tính cải tạo đất phục hồi đất rễ hiệu quả của phân AGRIKHC BIOWAY;

·        3- Dùng Máy đo pH Phát hiện khả năng tự nâng pH của đất, tự phục hồi sau rải phân hóa học (pH đất: tự tăng trở lại sau thời gian rải phân dù không được xử lý) sau rải phân hóa học (NPK, KCl, urea,…) pH đất đo rất thấp < 3.5; nhưng sau thời gian 20-30 ngày đo lại thấy pH tăng lên từ từ: cao hơn 3.5, như vậy đất tự phục hồi và nâng được pH (nhờ vi sinh có lợi có sẵn, chất độc bị rữa trôi-bốc hơi từ từ; trường hợp này giúp đất ít bị chai, rễ cây ít bị hư cây ít bị ảnh hưởng. Nếu đất được rải các loại phân vi sinh- hữu cơ -sinh học chất lượng (AGRIKHC BIOWAY) định kỳ, thường xuyên, sẽ tự phục hồi nhanh sau thời gian rải phân hóa học; đất ít bị chai, rễ ít bị gây hại;

·        4-Dùng Máy đo pH Phát hiện đất bị chai sau rải phân hóa học (pH đất không tăng luôn nằm ở mức rất thấp cả sau khi lượng phân hóa học hết tác dụng): sau rải phân hóa học (NPK, KCl, urea,…) pH đất đo rất thấp < 3.5; nhưng sau thời gian 20-30 ngày đo lại thấy pH vẫn giử nguyên hoặc thấp hơn 3.5: đất bị chai không phục hồi được, rễ có thể bị hư. Rơi vào trường hợp này phải xử lý ngay (rải AGRIKHC BIOWAY+ lân nung chảy) nếu không xử lý rễ hư trầm trọng kéo theo cây-lá bị bệnh, bị nặng cây có thể chết do rễ bị hư hết. Không rải thêm- tạm dừng rải NPK hay phân hóa học khác đến khi pH đất được nâng lên, rễ cám xuất hiện trở lại;

·       5-  Dùng Máy đo pH Đánh giá độ hoai mục; đạt chất lượng của của phân hữu cơ vi sinh trước khi rải cho cây: đo pH ở các vị trí đủ độ ẩm, độ pH kết hợp với các yếu tố khác; giúp đánh giá độ hoai mục hay chất lượng của loại phân hữu cơ:

Yếu tố đánh giá

Phân chưa hoai- mục

Phân hoai mục đạt chất lượng

Độ pH khi đủ ẩm

pH thường thấp < 5

pH phù hợp khoảng 5.5

Màu sắc

Còn giữ màu cũ của nguyên liệu ủ (màu xanh của phân bò; màu nâu xám của rơm rạ;….)

Mất hoàn toàn màu nguyên liệu ban đầu

Độ tơi

Không tơi, hình dạng nguyên liệu còn nguyên

Tơi như đất, hình dạng nguyên liệu biến mất hoàn toàn;

Mùi

Còn mùi của nguyên liệu: mùi khai, gắt, chua; không có mùi vi sinh

Hết hoàn toàn mùi nguyên liệu, chỉ còn mùi của vi sinh, đất

Tác dụng với rể

Làm giảm pH đất, Gây hư rễ, gây chai đất trong quá trình phân hủy nếu chưa hoai. Không có vi sinh có lợi, trùn đất không phát triển.

Tăng pH đất, Cải tạo đất, phục hồi rễ, gia tăng tác dụng các loại phân có trong đất. Vi sinh có lợi nhiều, trùn đất phát triển mạnh

Lưu ý khác

Phân chưa hoai: Không nên rải; gây hư rễ, chai đất hại cây; phải xử lý và ủ lại bằng BIO TRICHODERMA

Chỉ được rải cho cây khi thật sự hoai-mục; có thể trộn thêm BIO TRICHODERMA trước rải

d/ Các lưu ý:

·        Biểu hiện cần phát hiện sớm và xử lý khi pH đất thấp- đất bị chai pH<3: cây trồng không bắt phân nhanh sau rải, đi ngứa chân khi mưa nhiều, rể  cây dể bị nâu- đen, không có rể cám-rễ non màu trắng phát triển, cây khó phát đọt- ngọn hư từ từ, lá màu nhạt –mỏng, dể rụng, vi sinh có hại phát triển mạnh, vi sinh có lợi chết dần, Chỉ số trên máy đo pH thấp <3.5.

·        Tại sao phải xử lý? Vì Sự nguy hiểm khi pH thấp không được xử lý: Lúc này đất bị nhiểm nhiều chất độc (chất làm pH thấp), sẽ làm đất bị chai, kết hợp các nấm hại  rể phát triển mạnh khi pH thấp kết hợp làm hư rể rất nhanh nên: cây sẽ không ăn phân, chậm hồi phục-chậm phát triển, cây dể nhiểm bệnh, rụng lá, chết từ từ.

·        Các chất tham gia: Nâng pH, giải độc cho bộ rể, cải tạo đất:

+ Ca (Canxi), Mg(Magie) ở hai dạng: dạng vôi lân- vôi phosphate Ca3(PO4)2,  Mg3(PO4)2  và Vôi nông nghiệp- vôi Carbonate CaCO3- MgCO3.  (Hạn chế dùng vôi nông nghiệp CaCO3- MgCO3: pH lên nhanh quá: >6 cây không hấp thu được vi lượng, khi pH> 7 sẽ mất Lân, cây không hấp thu được NPK và vi lượng)

+ Vi sinh có lợi: cố định đạm, phân giải lân.Các vi sinh này phát triển mạnh trong môi trường đất sẽ tạo pH: 5-5.5. Vi sinh A-T ( 3 nhóm, nhiều chủng loại) trong AGRIKHC BIOWAY luôn tạo pH đất 5-5.5, giúp nâng pH nhanh và hợp lý hợp lý.

AGRIKHC BIOWAY Khi rải vào đất nâng pH nhanh và ổn định mức: 4.5-5.5 (trừ trường hợp pH quá thấp <3.5 mới cần hổ trợ thêm từ Lân Nung chảy). Điều kiện để vi sinh có lợi hoạt động mạnh và phát huy tác dụng: 1- Vi sinh mạnh (không bị ánh nắng mặt trời, phân bón, ẩm độ gây hại). 2- Có đủ chất mùn hữu cơ tạo môi trường hoạt động; 3- Có đủ chất hoạt hoá sinh học kích thích sự phát triển (phân bón AGRIKHC BIOWAY đáp ứng các yêu cầu này.

·        Trong hai loại vôi trên dạng vôi lân (lân nung chảy) hổ trợ vi sinh có lợi hoạt động tốt hơn+ kết hợp với việc khử độc, khử chất gây chua đất, nâng pH nhanh, không làm mất tác dụng các loại phân bón khác.

·        + Không nên lạm dụng, tránh rải nhiều dạng vôi Carbonat ( CaCO3)- vôi nông nghiệp do khi dư: (chỉ rải khi pH quá thấp < 3.5, sau rải pH >4.5 phải ngưng để kết hợp các biện pháp khác sẽ hiệu quả hơn)

-        +  CaCOdư Làm mất- thiếu đạm và làm cây thiếu các chất dinh dưỡng do bị cạnh tranh đối kháng, không cho rể tiiếp xúc các dưỡng chất khác: NH4+, Mg, và các Kim loại nhóm vi lượng: Mn, Zn, Cu, Fe. Nếu pH khi rải vôi nâng lên quá cao >5.5 cây sẽ thiếu trầm trọng các vi lượng trên (cây vàng, dể rụng trái, rụng lá).

-         + CaCOthừa sẽ Cố định lân, làm cây thiếu lân, ngoài ra  CaCO3  nhiều (pH> 5.5) có thể Tiêu diệt các vi khuẩn có lợi (loại giúp ngừa bệnh, phân huỷ chất độc, cải tạo đất) cho đất -cho rể ( tiêu diệt cả vi khuẩn có hại).

(Ks Phạm Văn Tăng, AGRI HITECH Co, Đt: 0913 990387) 

Thông Tin Liên hệ

Copyright © 2013 Agri Hitech . All rights reserved. (Bản quyền của Agri HiTech JSC,)

Agri Hitech SJC  Mục tiêu:   Hiệu Quả Cho Nhà Nông: Thành Công Của AGRI HITECH

MST/ Tax Code: 0311331501;  Tell : 028 66 801 387 - Hotline: 0918 990 387- Fax: 028.22530543

Trụ sở /Office: 273; Đường III; KDC Khang Điền; P. Phước Long B; TP Thủ Đức ; Tp HCM 

Website: www.agrihitech.net - Email: agri.hitech.ltd@gmail.com

CN--Nm: Trảng Bom, Đồng Nai

Design by Ni Na Co., Ltd